Thành phần
Thành phần
- Hoạt chất: Sucralfat 1g.
- Tá dược: tinh bột ngô, P.V.C K30, Starch 1500, bột talc, magnesi stearat, Avicel 102, polyplasdon.
Công dụng-chỉ định
Chỉ định
Điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, viêm dạ dày mạn tính ở người lớn và trẻ em trên 14 tuổi.
Dược lực học
Sucralfat là một muối nhôm của sulfat disacarid, dùng điều trị ngắn ngày loét hành tá tráng, dạ dày. Thuốc có tác dụng tại chỗ (ổ loét) hơn toàn thân. Khi có acid dịch vị, thuốc tạo thành một phức hợp giống như bột hồ dính vào niêm mạc bị tổn thương.
Sucralfat không trung hòa nhiều độ acid dạ dày. Liều điều trị của sucralfate không có tác dụng kháng acid, tuy vậy khi bám dính vào niêm mạc dạ dày – tá tràng, tác dụng trung hòa acid của sucralfate có thể trở thành quan trọng để bảo vệ tại chỗ loét. Thuốc có ái lực mạnh (gấp 6 – 7 lần so với niêm mạc dạ dày bình thường) đối với vùng loét và ái lực đối với loét tá tràng lớn hơn loét dạ dày. Sucralfat đã tạo ra một hàng rào bảo vệ ổ loét. Hàng rào này đã ức chế tác dụng tiêu protein của pepsin bằng cách ngăn chặn pepsin gán vào albumin, fibrinogen… có trên bề mặt loét. Hàng rào này cũng ngăn cản khuếch tán trở lại acid glycocholic và bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn hại do acid taurocholic. Tuy nhiên, tác dụng của sucralfate đối với acid mật trong điều trị loét dạ dày tá tràng chưa rõ ràng. Sucralfat được coi là thuốc bảo vệ tế bào niêm mạc đường tiêu hóa với ý nghĩa là đã tạo một hàng rào ở ổ loét để bảo vệ ổ loét không bị pepsin, acid và mật gây loét và do đó ổ loét có thể liền được. Thuốc được coi là thuốc bảo vệ tế bào niêm mạc đường tiêu hóa.
Thuốc xuất hiện tác dụng sau 1 - 2 giờ và thời gian tác dụng tới 6 giờ.
Dược động học
Hấp thu: Thuốc hấp thu rất ít (< 5%) qua đường tiêu hóa. Hấp thu kém có thể do tính phân cực cao và độ hòa tan thấp của thuốc trong dạ dày.
Phân bố: Chưa xác định được.
Chuyển hóa: Thuốc không chuyển hóa.
Thải trừ: 90% bài tiết vào phân, một lượng rất nhỏ được hấp thu và bài tiết vào nước tiểu dưới dạng hợp chất không đổi.
Cách dùng
Liều dùng
* Cách dùng: Dùng theo đường uống, nên uống Sucraflat trước bữa ăn một giờ và trước khi đi ngủ.
* Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 14 tuổi:
+ Uống 2g/lần, mỗi ngày uống 2 lần hoặc 1g/lần, 4 lần/ngày, trong 4 đến 6 tuần, nếu cần có thể dùng tới 20 tuần trong trường hợp kháng. Liều tối đa 8g/ngày.
+ Thuốc kháng acid có thể được sử dụng khi cần thiết để làm dịu đau, nhưng nên uống thuốc kháng acid trước hoặc sau khi uống Sucralfat 30 phút.
- Người cao tuổi: Không có yêu cầu bật liều cho bệnh nhân cao tuổi, nhưng với tất cả các loại thuốc, khởi đầu bằng liều thấp nhất hiệu quả nên được sử dụng.
- Trẻ em dưới 14 tuổi: Không khuyến cáo.
- Người suy thận: Muối nhôm được hấp thu rất ít (<5%), tuy nhiên thuốc có thể tích lũy ở người suy thận. Phải thận trọng khi dùng.
Quá liều
Triệu chứng: Khi quá liều sucralfat có thể có rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn và nôn.
Xử trí: Phải báo ngay cho bác sỹ trường hợp dùng quá liều hoặc dùng liều quá cao.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ
- Thường gặp, ADR>1/100, tiêu hóa: táo bón.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100, tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng. Ngoài da: ngứa, ban đỏ. Thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ. Khác: đau lưng, đau đầu
- Hiếm gặp, ADR <1/1000: Phản ứng quá mẫn: ngứa, mày đay, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to. Khác: loạn dưỡng xương, loãng xương, bệnh não và thiếu máu.
Lưu ý
Chống chỉ định
Thuốc SUCRAFATE chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Quá mẫn với sucralfat hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng khi sử dụng
Dùng thận trọng ở người suy thận do nguy cơ tăng tích lũy nhôm trong huyết thanh; nhát là khi dùng dài ngày. Trường hợp suy thận nặng, nên tránh dùng.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc do thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt.
Thời kỳ mang thai
Chưa xác định được tác dụng có hại đến thai. Thuốc hấp thu rất ít qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi mang thai chì nên dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Chưa biết sucralfat có bài tiết vào sữa hay không. Nếu có bài tiết vào sữa mẹ cũng sẽ rất ít, vì thuốc được hấp thu vào cơ thể rát ít.
Tương tác thuốc
Có thể dùng các antacid cùng với sucralfat trong điều trị loét tá tràng để giảm nhẹ chứng đau, nhưng không được uống cùng một lúc vì antacid có thể ảnh hưởng đến sự gắn cùa sucralfat trên niêm mạc. Nên uống antacid trước hoặc sau khi uống sucralfat /4 giờ.
Các thuốc cimetidin, ranitidin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin, digoxin, warfarin, phenytoin, theophylin, tetracyclin khi uống cùng với sucralfat sẽ bị giảm hấp thu. Vì vậy phải uống các thuốc này 2 giờ trước hoặc sau khi uống sucralfat.
Dùng đồng thời citrat với sucralfat có thể làm tăng nồng độ của nhôm trong máu. Vì vậy, không nên sừ dụng sucralfat cùng với các chế phẩm citrat.
Bảo quản
Bảo quản:
Ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.