Tetracycline Mekophar 500mg trị nhiễm khuẩn (10 vỉ x 10 viên) Tetracycline Mekophar 500mg trị nhiễm khuẩn (10 vỉ x 10 viên) Điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm. THUKC1091 Thuốc Số lượng: 0Viên
  • Tetracycline Mekophar 500mg trị nhiễm khuẩn (10 vỉ x 10 viên)

  • Công dụng: Điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm.

  • Thành phần chính: Tetracyclin

  • Nhà sản xuất: Mekophar

  • Xuất xứ: Việt nam

  • Dạng bào chế: Viên nang cứng

  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VD-22279-15

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Thành phần Hoạt chất: Tetracycline hydrochloride 500mg. Tá dược: Talc, tinh bột sắn vừa đủ 1 viên.
Công dụng-chỉ định
Công dụng (Chỉ định) Các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với Tetracycline: - Nhiễm khuẩn do Chlamydia: bệnh Nicolas-Favre; viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang do Chlamydia pneumoniae; sốt vẹt (Psittacosis); bệnh mắt hột; viêm niệu đạo không đặc hiệu do Chlamydia trachomatis;... - Nhiễm khuẩn do Rickettsia. - Nhiễm khuẩn do Mycoplasma, đặc biệt các nhiễm khuẩn do Mycoplasma pneumoniae. - Nhiễm khuẩn do Brucella và Francisella tularensis. - Bệnh dịch hạch (do Yersinia pestis), bệnh dịch tả (do Vibriocholerae). - Trứng cá. - Tham gia trong một số phác đồ trị H. pylori trong bệnh loét dạ dày - tá tràng. - Phối hợp với thuốc chống sốt rét như Quinine để điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum kháng thuốc. Do mức độ kháng thuốc của vi khuẩn chỉ nên dùng Tetracycline khi đã chứng minh được vi khuẩn gây bệnh còn nhạy cảm. Dược lực học - Tetracycline là một kháng sinh phổ rộng có tác dụng kìm khuẩn do Tetracycline gắn vào đơn vị 30S của ribosome và ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. - Phổ tác dụng: Tetracycline có tác dụng trên nhiều vi khuẩn gây bệnh cả Gram âm và Gram dương, cả hiếu khí và kỵ khí; thuốc cũng có tác dụng trên Chlamydia, Mycoplasma, Rickettsia, Sprochaete. Dược động học Khoảng 80% Tetracycline được hấp thu qua đường tiêu hóa khi uống thuốc vào lúc đói, sự hấp thu bị ảnh hưởng khi có mặt ion kim loại hóa trị 2 và 3, sữa và thức ăn. Tetracycline phân bố rộng khắp trong các mô và dịch cơ thể, qua được hàng rào nhau thai và sữa mẹ. Khoảng 55% liều uống được thải trừ qua nước tiểu ở dạng chưa biến đổi.
Cách dùng
Cách dùng - Liều dùng Uống thuốc 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn, nên uống với nhiều nước ở tư thế đứng, không nên nằm nghỉ ngay sau khi uống thuốc: - Người lớn: 2 - 4 viên/24 giờ, chia 2 - 4 lần. - Trẻ em từ 8 - 15 tuổi: 10 - 25mg/kg/24 giờ, chia 3 - 4 lần (không quá 2g/24 giờ). Quá liều Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ: - Thường gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy. - Ít gặp: phản ứng dị ứng da, mày đay, phù Quincke, tăng nhạy cảm với ánh sáng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời,... - Hiếm gặp: các phản ứng quá mẫn phản vệ, thiếu máu tan huyết,... - Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Lưu ý
Chống chỉ định - Mẫn cảm với Tetracycline hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. - Trẻ em dưới 8 tuổi. - Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú. Cảnh báo và thận trọng: Người cao tuổi; bệnh nhân suy chức năng gan, thận; bệnh nhân bị Lupus ban đỏ toàn thân. Khi điều trị kéo dài, cần thực hiện các xét nghiệm định kỳ đánh giá chức năng gan, thận và tạo huyết. Không sử dụng thuốc hết hạn dùng. Lái xe và vận hành máy móc Chưa thấy thuốc có ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy. Thai kỳ và cho con bú Không dùng Tetracycline cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tương tác với các thuốc khác - Khi dùng chung Tetracycline với: + Các cation hóa trị 2, 3 (nhôm, bismuth, calci, sắt, magnesi, kẽm), natri bicarbonate, colestipol, sữa và các sản phẩm từ sữa: làm giảm sự hấp thu của Tetracycline. + Các thuốc lợi tiểu: làm tăng khả năng gây độc thận của Tetracycline. + Các retinoid: làm gia tăng áp lực hộp sọ. + Lithium, Digoxin, Theophylline, các thuốc kháng đông đường uống: làm gia tăng nồng độ các chất này trong cơ thể. - Tetracycline làm giảm tác dụng của các thuốc tránh thai đường uống, giảm hoạt lực của Penicillin trong điều trị viêm màng não do phế cầu khuẩn.
Bảo quản
Bảo quản Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây