Serc 8mg trị chóng mặt tiền đình (4 vỉ x 25 viên) Serc 8mg trị chóng mặt tiền đình (4 vỉ x 25 viên) Điều trị hội chứng Méniere, triệu chứng chóng mặt tiền đình. THUKC1016 Thuốc Số lượng: 0Viên
  • Serc 8mg trị chóng mặt tiền đình (4 vỉ x 25 viên)

  • Công dụng: Điều trị hội chứng Méniere, triệu chứng chóng mặt tiền đình.

  • Thành phần chính: Betahistine

  • Nhà sản xuất: MYLAN LABORATORIES SA

  • Xuất xứ: Việt nam

  • Dạng bào chế: Viên nén

  • Quy cách đóng gói: Hộp 4 vỉ x 25 viên

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VN-17207-13

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Thành phần Serc 8mg là viên nén tròn; dẹt, màu trắng, xiên góc. Viên nén được khắc số 256 ở một mặt. Viên nén này được dùng đường uống . Hoạt chất: betahistine dihydrochloride 8mg. Tá dược: cellulose vi tinh thể, mannitol (E421), acid citric monohydrate, silica khan dạng keo và bột talc.
Công dụng-chỉ định
Công dụng (Chỉ định) Hội chứng Ménière được xác định theo các triệu chứng chủ yếu sau đây: - Chóng mặt (hoa mắt chóng mặt kèm buồn nôn/nôn) - Nghe khó hoặc mất thính giác - Ù tai (cảm nhận âm thanh bên trong tai không đủ tương ứng so với âm bên ngoài (ví dụ rung vang)) Điều trị triệu chứng chóng mặt tiền đình (cảm thấy chóng mặt, thường kèm theo buồn nôn và/hoặc nôn, thậm chí ngay khi đứng yên) Dược lực học Nhóm dược điều trị: Sản phẩm chống chóng mặt. Mô tả chi tiết dưới đây cho thấy hoạt chất chính của Serc hoạt động như thế nào. Hãy hỏi bác sỹ nếu cần thêm lời giải thích. Mới chỉ được hiểu một phần về cơ chế tác dụng mới của betahistine. Có một số giả thuyết hợp lý đã được xác nhận bằng các nghiên cứu trên động vật và dữ liệu ở người: - Betahistine tác động lên hệ tiết histamin: Betahistine đóng cả hai vai trò như một phần đối kháng ở thụ thể histamine H1 cũng như đối kháng ở thụ thể histamine H3 ở mô thần kinh và có hoạt tính không đáng kể thụ thể H2 Betahistine làm tăng chuyển hóa và tiết histamin nhờ phong bế các thụ thể H3 tiền synáp và gây cảm ứng sự điều hòa ngược của thụ thể H3. - Betahistine có thể làm tăng tuần hoàn máu đến vùng ốc tai cũng như đền toàn bộ não bộ: Thí nghiệm dược lý trên súc vật cho thay có cải thiện tuần hoàn máu ở vân mạch của tai trong, có thể do làm giãn cơ vòng trước mao mạch của vi tuần hoàn tai trong. Betahistine cũng được cho thấy tăng tuần hoàn máu não ở người. - Betahistine làm dễ dàng sự bù chỉnh tiền đình: Betahistine thúc đẩy sự hồi phục của tiền đình sau khi phẫu thuật thần kinh một bên ở động vật, nhờ làm dễ dàng và tăng tiến sự bù chỉnh tiền đình trung ương. Tác dụng này có đặc điểm là điều hoà sự chuyển hóa và tiết histamine qua trung gian của sự đối kháng ở thụ thể H3. Ở người, thời gian hồi phục sau phẫu thuật cắt dây thần kinh cũng giảm khi được điều trị với betahistine. - Betahistine làm thay đổi sự phóng xung thần kinh trong nhân tiền đình: Betahistine cũng có tác dụng ức chế phụ thuộc liều lượng lên đuôi gai của nơron ở nhân bên và nhân giữa của tiền đình. Những tính chất dược lực học đã được chứng minh ở động vật có thể đóng gộp vào lợi ích điều trị của betahistine trong hệ tiền đình. Hiệu quả của betahistine đã được cho thấy trong các nghiên cứu ở bệnh nhân bị chóng mặt tiền đình và bệnh Ménière và đã được chứng minh bằng việc cải thiện tình trạng bệnh và tần suất các cơn chóng mặt. Dược động học Mô tả chi tiết dưới đây cho thấy quá trình chuyển hóa của thành phần hoạt chất của Serc trong cơ thể như thế nào. Hãy hỏi bác sỹ nếu cần thêm lời giải thích. Hấp thu: Khi uống, Betahistine hấp thu mạnh và hầu như hoàn toàn qua tất cả các đoạn của ống tiêu hóa. Sau khi hấp thu, thuốc này sẽ chuyển hóa nhanh và hầu như hoàn toàn để cho 2-pyndylacetic acid mất hoạt tính dược lý. Nồng độ betahistine trong huyết tương rất thấp. Vì vậy, mọi phân tích dược động học đều dựa vào đo lường 2-PAA trong huyết tương và nước tiếu. Khi ăn no, thấy Cmax của thuốc sẽ thấp hơn so với khi nhịn đói. Tuy nhiên, hấp thu hoàn toàn của betahistamin là tương đương dưới cả hai trạng thái no đói, cho thay thức ăn chỉ làm chậm sự hấp thu của betahistine. Phân bố: Phân trăm betahistine được liên kết với protein huyết tương máu dưới 5%. Chuyển hóa: Sau khi hấp thu, betahistine được chuyển hóa nhanh chóng và hầu như hoàn toàn thành 2-PAA (không có hoạt tính dược lý). Sau khi uống betahistine, nồng độ 2-PAA trong huyết tương (và nước tiểu) đạt tối đa sau khi uống 1 giờ và giảm một nửa sau khoảng 3,5 giờ. Thải trừ: Chất 2-PAA đào thải nhanh qua nước tiểu. Với các liều trong khoảng giữa 8 và 48mg, có khoảng 85% liều đầu tiên được tái thu lại nước tiểu. Sự đào thải của chất mẹ betahistine qua thận hoặc qua phân ít có ý nghĩa. Tính tuyến tính: Các tốc độ thu hồi là hằng định khi cho uống trong vùng 8 - 48mg, chứng tỏ dược động học của betahistine là tuyến tính và cho thấy con đường chuyển hóa là không bão hòa.
Cách dùng
Cách dùng - Liều dùng Luôn luôn sử dụng Serc đúng như bác sỹ đã kê đơn, nếu có gì thắc mắc, xin hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ. Nếu bạn quên dùng thuốc, xin đừng dùng gấp đôi liều để bù vào liều đã quên, nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiên bác sỹ hoặc dược sỹ. Liều cho ngựời lớn là mỗi ngày 24 - 48mg, được chia làm nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lần uống 1 - 2 viên, ngày dùng 3 lần. Liều khởi đầu là 8mg - 16mg x 3 lần/ngày. Bác sỹ sẽ điều chỉnh liều tuỳ thuộc đáp ứng của từng bệnh nhân với thuốc. Các triệu chứng sẽ được cải thiện sau 2 tuần dùng thuốc, kết quả tốt nhất có khi chỉ đạt được sau vài tháng. Có những chỉ định là điều trị ngay từ khi khởi đầu mắc bệnh sẽ phòng ngừa được sự tiến triển của bệnh và /hoặc ngăn sự mất thính giác trong các pha tới chậm của bệnh. Với trẻ em Serc không được khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vì chưa có đủ dữ liệu về độ an toàn và hiệu lực. Người già Mặc dù có những dữ liệu hạn chế từ các nghiên cứu lâm sàng trên nhóm bệnh nhân này, các kinh nghiệm hậu marketing mở rộng cho thấy rằng việc điều chỉnh liều ở đối tượng bệnh nhân này là không cần thiết Suy thận và/hoặc suy gan Không có những nghiên cứu lâm sàng cụ thể trên nhóm bệnh nhân này, nhưng theo kinh nghiệm hậu marketing thì việc điều chỉnh liều dường như không cần thiết.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ Cũng như với mọi thuốc, Serc có thể có tác dụng phụ. Nếu bạn gặp tác dụng phụ nào không ghi rõ trong hướng dẫn này hoặc có gặp tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng, xin thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ. Các tác dụng không mong muốn sau được nghiên cứu với các tần suất được chỉ định trên những bệnh nhân được điều trị với Serc trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát giả dược: thường gặp (từ 1 đến 10 trường họp trong 100 bệnh nhân được điều trị) Rối loạn tiêu hóa Thường gặp: nôn và khó tiêu (chứng khó tiêu hóa) Rối loạn thần kinh Thường gặp: đau đầu Bổ sung vào các sự kiện đã được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sang, các tác dụng không mong muốn sau đựợc báo cáo một cách tự nguyện trong quá trình sử dụng hậu marketing và trong các tài liệu cụ thể. Tần suất không thể được ước tính từ các dữ liệu sẵn có và do vậy được xếp loại là “không biết”. Rối loạn hệ miễn dịch Dị ứng (mẫn cảm) bao gồm các phản ứng dị ứng nghiêm trọng (quá mẫn) có thể gây khó thở, sưng tấy vùng mặt và cổ, hoa mắt chống mặt Rối loạn tiêu hóa Đau dạ dày nhẹ (ví dụ: nôn, đau dạ dày-ruột, sưng va phồng rộp bất thường). Những tác dụng này thường mất đi khi uống thuốc trong bữa ăn hoặc giảm liều. Rối loạn da và mô mỡ dưới da Trong một số trường hợp rất hiếm, có gặp những phản ứng quá mẫn cảm ở da đặc biệt khởi phát sưng đột ngột (phù thần kinh) ở cổ hoặc tay chân, mày đay, phát ban và ngứa.
Lưu ý
Chống chỉ định Không dùng Serc nếu bị dị ứng (quá mẫn cảm) với hoạt chất hay với bất kỳ tá dược nào của chế phẩm hoặc nếu bị u tuyến thượng thận được biết như u tế bào ưa crom. Cảnh báo và thận trọng Nếu bạn bị hen phế quản hoặc có tiền sử loét dạ dày (đường tiêu hóa), bác sỹ sẽ phải theo dõi bạn cẩn thận khi dùng thuốc này. Lái xe và vận hành máy móc Betahistine được chỉ định với Morbus Meniere (bệnh Meniere) và chóng mặt. Cả hai bệnh này có thể gây tác dụng tiêu cực lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Trong các nghiên cứu lâm sàng được thiết kế đặc biệt để điều tra khả năng lái xe và vận hành máy móc, betahistine không gây ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể. Thai kỳ và cho con bú Xin ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi bạn dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Mang thai Chưa có dữ liệu đầy đủ liên quan đến việc sử dụng Serc ở người mang thai. Những nghiên cứu trên súc vật cũng chưa được đầy đủ để cho biết tác dụng của thuốc khi mang thai, hoặc với sự phát triển phôi/ thai, với sự sinh đẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh, vềmặt này, chưa rõ tiềm năng gây nguy cơ cho phôi thai và trẻ mới sinh. Không nên dụng Serc trong thai kì, trước khi bác sỹ thấy thật cần. Thời kì cho con bú Chưa rõ sự bài tiết của betahistine qua sữa mẹ. Chưa có những nghiên cứu trên súc vật về sự bài tiết của betahistine qua sữa. Khuyến cáo không nên dùng thuốc này trong suốt thời kỳ cho con bú. Để biết thêm thông tin, hãy hỏi bác sỹ về tầm quan trọng của thuốc đối với bạn, lơi ích của việc bú sữa mẹ và nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ. Tương tác với các thuốc khác Chưa có nghiên cứu tương tác trên cơ thể sống (in vivo) được tiến hành. Các dữ liệu được dựa trên cơ sở phòng thí nghiệm (in vitro) không nhận thấy có ức chế các enzyme cytochrom P450 trên cơ thể sống. Nếu bạn đang dùng thuốc ức chế monoamine-oxidase (MAOIs, kể cả MAO kiểu phụ B (ví dụ. selegiline)), thuốc mà được dùng để điều trị trầm cảm hoặc bệnh Parkinson, bạn nên thông báo cho bác sỹ vì các thuốc này có thể làm tăng tác dụng của Serc. Betahistine có cấu trúc tương tự như histamine, tương tác thuốc giữa betahistine và kháng histamine có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một trong số các thuốc này. Hãy thông báo cho bác sỹ nếu bạn đang dùng kháng histamine trước khi dùng Serc. Xin thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ nếu bạn đang dùng hoặc mói dùng các thuốc khác, kể cả các thuốc không kê đơn
Bảo quản
Bảo quản Không bảo quản ở nhiệt độ trên 30°C
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây