Panangin trị suy tim, loạn nhịp (hộp 1 lọ 50 viên) Panangin trị suy tim, loạn nhịp (hộp 1 lọ 50 viên) Điều trị một số bệnh tim mạn tính như suy tim, tình trạng sau nhồi máu cơ tim. THUKC0898 Thuốc Số lượng: 0Viên
  • Panangin trị suy tim, loạn nhịp (hộp 1 lọ 50 viên)

  • Công dụng: Điều trị một số bệnh tim mạn tính như suy tim, tình trạng sau nhồi máu cơ tim.

  • Thành phần chính: Magnesium, Kali aspartat khan

  • Nhà sản xuất: Gedeon Richter

  • Xuất xứ: Hungary

  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim

  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 50 viên

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VN-21152-18

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Thành phần Hoạt chất: Mỗi viên chứa 140mg Magnesi aspartat khan (dưới dạng 175mg Magnesi aspartat 4H2O) tương đương 11,8mg Mg2+ và 158mg Kali aspartat khan (dưới dạng 166,3mg Kali aspartat 1 /2H,O) tương đương 36,2mg K+. Các thành phần khác: Trong viên nhân: Silica khan dạng keo, Polyvidon, Magnesi Stearat, bột Talc, Tinh bột ngô, Tinh bột khoai tây. Lớp bao: Macrogol 6000, Titan dioxid (E171), Eudragit E 100%, Talc.
Công dụng-chỉ định
Công dụng (Chỉ định) Hoạt chất của Panangin đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa khác nhau và trong chức năng của hệ thần kinh, cơ và tim mạch. Panangin được dùng điều trị một số bệnh tim mạn tính như suy tim, tình trạng sau nhồi máu cơ tim, điều trị bổ sung trong một số trường hợp loạn nhịp tim. Panangin cũng được dùng như một chế phẩm bổ sung Magnesi và Kali. Dược lực học Nhóm dược lý điều trị: Hỗn hợp khoáng chất bổ sung. Mã ATC: A12 BA3O. Các hoạt chất trong Panangin có vai trò quan trọng trong nhiều chu trình chuyển hóa và trong chức năng của hệ tim mạch, cơ và thần kinh. Mg++ và K+ là những cation nội bào, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chức năng của nhiều enzym, trong hoạt động liên kết các đại phân tử với các yếu tố dưới tế bào và trong cơ chế phân tử của sự co thắt cơ. Tỷ lệ giữa nồng độ nội bào và nồng độ ngoại bào của các ion K+, Ca++, Na+, Mg++ có vai trò tác động lên tính co thắt của cơ tim. Aspartat là chất nội sinh, đóng vai trò một chất vận chuyển ion phù hợp: do có ái lực mạnh với tế bào và các muối aspartat ít phân ly nên các ion đi vào tế bào dưới dạng phức chất. Kali – magnesi aspartat cải thiện sự chuyển hóa của cơ tim. Sự thiếu hụt kali và magnesi làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn xơ cứng mạch vành, loạn nhịp tim và bệnh cơ tim. Dược động học Magnesi: Lượng Mg++ toàn phần trung bình trong cơ thể là 24g(1000 mmol) ở người có trọng lượng 70kg, trên 60% tồn tại trong xương, gần 40% trong cơ xương và các mô khác. Xấp xỉ 1% lượng Mg++ toàn phần của cơ thể tồn tại trong dịch ngoại bào, chủ yếu ở trong máu. Ở người trưởng thành bình thường, nồng độ magnesi huyết thanh trong phạm vi khoảng 0,70 – 1,10 mmol/l. Lượng magnesi khuyến cáo cho chế độ ăn hàng ngày là 350mg đối với nam và 280mg đối với nữ. Nhu cầu magnesi tăng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Magnesi được hấp thu từ ống tiêu hóa bằng cơ chế vận chuyển tích cực. Thận là cơ quan chủ yếu điều hòa cân bằng con magnesi. 3 – 5% lượng magnesi ion hóa được thải trừ theo nước tiểu. Tăng thể tích nước tiểu. (ví dụ: trong điều trị với thuốc lợi tiểu quai sẽ dẫn đến tăng thải trừ Mg++ ion hóa. Sự hấp thu magnesi ở ruột non giảm sẽ gây hạ magnesi máu dẫn đến giảm thải trừ (<0,5 mmol/ngày). Kali: Lượng K+ toàn phần trung bình trong cơ thể là 140g (3570 mmol) ở người có trọng lượng n 70 kg. Lượng K+ toàn phần ở phụ nữ thấp hơn một chút và giảm nhẹ khi tuổi cao. 2% lượng K+ toàn phần của cơ thể tồn tại bên ngoài tế bào, 98% còn lại ở trong tế bào. Lượng kali tối ưu mà cơ thể nhận vào hàng ngày là 3 – 4g (75 – 100 mmol). Thận là con đường thải trừ chính của kali, với khoảng 90% lượng kali thải trừ qua thận hàng ngày. 10% còn lại được thải trừ qua đường tiêu hóa. Do đó, về lâu dài thận chịu trách nhiệm duy trì cân bằng nội môi của kali cũng như duy trì nồng độ kali huyết thanh. Trong ngắn hạn, nồng độ kali huyết thanh có thể được điều hòa nhờ sự chuyển dịch kali giữa nội bào và ngoại bào.
Cách dùng
Cách dùng - Liều dùng Trừ khi bác sĩ có hướng dẫn khác, liều thông thường là 1-2 viên mỗi lần, ngày 3 lần. Có thể tăng lên 3 viên mỗi lần, ngày uống 3 lần. Acid dịch vị có thể làm giảm hiệu quả của Panangin, vì vậy nên uống thuốc nguyên viên, không nhai và dùng sau bữa ăn. Nếu bạn uống nhiều thuốc hơn hướng dẫn, hãy ngừng thuốc và xin ý kiến thầy thuốc. Quá liều Chưa có báo cáo về sự cố quá liều. Nếu quá liều, nồng độ Magnesi và Kali trong máu có thể tăng cao gây ra một số triệu chứng. Cần phải ngừng thuốc ngay và điều trị triệu chứng (tiêm tĩnh mạch dung dịch Calci clorid 100mg/phút, thẩm tách lọc máu nếu cần).
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Giống như các thuốc khác, thuốc viên Panangin có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Liều cao hơn có thể gây nhuận trường.
Lưu ý
Chống chỉ định Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc. Suy thận cấp và mạn. Bệnh Addison. Blốc nhĩ thất độ III. Sốc tim (huyết áp tâm thu < 90 mmHg). Cảnh báo và thận trọng Với một số bệnh có khuynh hướng tăng Kali huyết, việc sử dụng thuốc phải có sự giám sát y tế. Không dùng sau ngày hết hạn dùng ghi trên bao bì. Lái xe và vận hành máy móc Panangin không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy. Thai kỳ và cho con bú Chưa có dữ liệu về tác dụng có hại của Panangin khi dùng cho người mang thai và thời kỳ nuôi con bú. Tương tác với các thuốc khác Panangin ức chế hấp thu tetracyclin uống, các muối sắt và natri fluorid. Khoảng cách dùng giữa Panangin với các thuốc này là 3 giờ. Khi dùng đồng thời Panangin với các thuốc lợi tiểu giữ Kali và/hoặc các chất ức chế enzym chuyển đổi angiotensin, có thể dẫn đến tăng Kali huyết.
Bảo quản
Bảo quản Bảo quản ở nhiệt độ 15°C - 30°C. Giữ thuốc ngoài tầm nhìn, tầm với của trẻ.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây