Orlistat Stada 120mg kiểm soát cân nặng, hỗ trợ trị béo phì (2 vỉ x 21 viên) Orlistat Stada 120mg kiểm soát cân nặng, hỗ trợ trị béo phì (2 vỉ x 21 viên) Hỗ trợ cùng với chế độ ăn giảm nhẹ calo trong điều trị bệnh nhân béo phì. THUKC0876 Thuốc Số lượng: 0Viên
  • Orlistat Stada 120mg kiểm soát cân nặng, hỗ trợ trị béo phì (2 vỉ x 21 viên)

  • Công dụng: Hỗ trợ cùng với chế độ ăn giảm nhẹ calo trong điều trị bệnh nhân béo phì.

  • Thành phần chính: Orlistat

  • Nhà sản xuất: Stada

  • Xuất xứ: Việt nam

  • Dạng bào chế: Viên nang cứng

  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 21 viên

  • Thuốc cần kê toa: Không cần kê toa

  • Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

  • Số đăng ký: VD-21535-14

  • Giá bán: Liên hệ
Tìm nhà thuốc gần bạn
Hotline: 1900 633 516
Khuyến mại được áp dụng
Khuyến mại 1 ...
Khuyến mại 2 ...
Thành phần
Thành phần Mỗi viên nang chứa Vi hạt chứa 50% orlistat tương đương. Dược chất: Orlistat 120 mg. Tá dược vi hạt: Sodium starch glycolat, microcrystalline cellulose powder, sodium lauryl sulphate, polyvinyl pyrrolidone K-30.
Công dụng-chỉ định
Công dụng (Chỉ định) Orlistat được chỉ định hỗ trợ cùng với chế độ ăn giảm nhẹ calo trong điều trị bệnh nhân béo phì có chỉ số khối cơ thể (BMI ≥ 30 kg/m²) hoặc bệnh nhân thừa cân (BMI ≥ 28 kg/m²) kèm theo các yếu tố nguy cơ (như cao huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid huyết). Nên ngưng điều trị với orlistat sau 12 tuần nếu bệnh nhân không thể giảm tối thiểu 5% trọng lượng cơ thể so với khi mới bắt đầu điều trị. Dược lực học Orlistat là một chất ức chế mạnh, đặc hiệu, lâu dài các men lipase ở đường tiêu hóa. Thuốc thể hiện hoạt tính trị liệu ở lòng dạ dày và ruột non bằng cách tạo liên kết cộng hóa trị bền vững với phần serin của men lipase của dạ dày và tuyến tụy. Lipase bị bất hoạt nên mất khả năng thủy phân chất béo trong thức ăn ở dạng triglycerid thành các acid béo tự do và các monoglycerid hấp thu được. Các triglycerid không tiêu hoá không được hấp thu, kết quả là làm thiếu hụt calo, có hiệu quả trong việc kiểm soát thể trọng. Do vậy, sự hấp thu vào cơ thể của thuốc không cần thiết cho hoạt tính của thuốc. Với liều điều trị khuyến cáo 120 mg x 3 lần/ngày, orlistat ức chế khoảng 30% sự hấp thu chất béo trong thức ăn. Dược động học Hấp thu: Sự hấp thu của orlistat rất ít. Nồng độ chất nguyên thuỷ của orlistat không đo được (< 5 ng/ml) sau khi uống 8 giờ. Nói chung, ở liều điều trị rất khó phát hiện orlistat trong huyết tương và nồng độ cũng rất thấp (< 10 ng/ml hoặc 0,02 mmol), không có bằng chứng về sự tích lũy, điều này cũng phù hợp với sự hấp thu không đáng kể. Phân bố: Không xác định được thể tích phân bố vì thuốc được hấp thu rất ít, và vì vậy không xác định được dược động học toàn thân. Trên in vitro, 99% orlistat gắn với protein huyết tương (chủ yếu là lipoprotein và albumin). Một lượng nhỏ orlistat gắn vào hồng cầu. Chuyển hóa: Trên bệnh nhân béo phì, phần nhỏ của liều dược hấp thu vào cơ thể, và được chuyển hóa thành hai chất chuyển hóa là M1 (thuỷ phân ở vòng lacton 4 nhánh) và M3 (là M1 với phẩn N - formyl leucin bị tách ra), chiếm khoảng 42% tổng nồng độ thuốc trong huyết tương. Hai chất chuyển hóa M1 và M3 có vòng beta-lacton mở và hoạt tính ức chế men lipase rất yếu, kém hơn hoạt tính của orlistat 1000 lần (với M1) và 2500 lần (với M3). Xét về mặt hoạt tính ức chế yếu và nồng độ huyết tương thấp ở liều điều trị (M1 có nồng độ trung bình 26 ng/ml và M3 có nồng độ trung bình 108 ng/ml), có thể xem các chất chuyển hóa này không có tác dụng dược lý quan trọng. Thải trừ: Các nghiên cứu ở người có thể trọng bình thường và bệnh nhân béo phì cho thấy phần lớn thuốc không được hấp thu và được thải trừ qua phân. Khoảng 97% lượng thuốc uống vào được thải trừ qua phân và trong số đó khoảng 83% dưới dạng orlistat nguyên thủy. Toàn thể lượng orlistat tích lũy lại cũng chỉ thải qua thận < 2% liều dùng. Thời gian để đạt được sự thải trừ hoàn toàn (qua phân và nước tiểu) là 3 - 5 ngày. Sự phân bố của orlistat ở người có thể trọng bình thường và béo phì là tương đương. Orlistat, M1 và M3 đều bài tiết qua mật.
Cách dùng
Cách dùng - Liều dùng Cách dùng: Liều chỉ định của orlistat là một viên nang 120 mg, được uống với nước ngay trước, trong khi ăn hoặc cho đến 1 giờ sau mỗi bữa ăn chính. Nếu thỉnh thoảng bữa ăn bị nhỡ hoặc không có chất béo thì không cần dùng orlistat. Liều lượng: Người lớn: 120 mg x 3 lần/ngày. Liều dùng vượt quá 120 mg x 3 lần/ngày không tăng thêm lợi ích. Đối tượng đặc biệt: Tác dụng của orlistat ở bệnh nhân suy gan và/hoặc suy thận, trẻ em, người cao tuổi chưa được nghiên cứu. Không có chỉ định phù hợp cho trẻ em. Quá liều Đơn liều 800 mg orlistat và đa liều đến 400 mg x 3 lần/ngày trong 15 ngày được thử nghiệm trên người thể trọng bình thường và người béo phì đều không thấy tác dụng bất lợi đáng kể. Trường hợp xảy ra quá liều orlistat, bệnh nhân nên được theo dõi trong 24 giờ. Tác dụng toàn thân có liên quan đến tính chất ức chế men lipase của orlistat nên được hồi phục nhanh chóng.
Tác dụng phụ
Cảnh báo và thận trọng Khi điều trị bằng orlistat, bệnh nhân đái tháo đường typ 2 giảm thể trọng ít hơn so với bệnh nhân không bị đái tháo đường. Bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường cùng với orlistat. Không nên sử dụng đồng thời orlistat với ciclosporin. Bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn kiêng. Khả năng xảy ra các phản ứng bất lợi ở đường tiêu hóa có thể tăng lên khi dùng orlistat với chế độ ăn nhiều chất béo (như trong chế độ ăn kiêng 2000 kcal/ngày, >30% calo từ chất béo tương đương >67g chất béo). Lượng chất béo hàng ngày nên được phân bố trên 3 bữa ăn chính. Các trường hợp chảy máu trực tràng khi dùng orlistat đã được báo cáo. Theo dõi chặt chẽ trong trường hợp có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài. Hiệu lực của thuốc tránh thai đường uống có thể giảm trong trường hợp orlistat gây tiêu chảy nặng và khuyến cáo các bệnh nhân sử dụng thêm phương pháp tránh thai hỗ trợ. Các thông số đông máu nên được theo dõi ở bệnh nhân điều trị bằng thuốc chống đông đường uống. Việc sử dụng orlistat có thể liên quan đến chứng tăng oxalat niệu hoặc sỏi oxalat ở thận, đôi khi dẫn đến suy thận. Nguy cơ này tăng lên ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn và/hoặc giảm thể tích. Hiếm khi xảy ra nhược giáp và/hoặc giảm kiểm soát nhược giáp. Cơ chế này, mặc dù chưa được chứng minh, có thể làm giảm hấp thu muối iod và/hoặc levothyroxin. Bệnh nhân dùng thuốc chống động kinh: Orlistat có thể làm giảm hấp thu các thuốc chống động kinh, dẫn đến co giật. Thuốc kháng virus HIV: Orlistat có thể làm giảm hấp thu các thuốc kháng virus HIV và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của thuốc.
Lưu ý
Chống chỉ định Mẫn cảm với orlistat hay bất cứ thành phần nào của thuốc. Hội chứng kém hấp thu mạn tính. Bệnh ứ mật. Phụ nữ cho con bú. Cảnh báo và thận trọng Khi điều trị bằng orlistat, bệnh nhân đái tháo đường typ 2 giảm thể trọng ít hơn so với bệnh nhân không bị đái tháo đường. Bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường cùng với orlistat. Không nên sử dụng đồng thời orlistat với ciclosporin. Bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn kiêng. Khả năng xảy ra các phản ứng bất lợi ở đường tiêu hóa có thể tăng lên khi dùng orlistat với chế độ ăn nhiều chất béo (như trong chế độ ăn kiêng 2000 kcal/ngày, >30% calo từ chất béo tương đương >67g chất béo). Lượng chất béo hàng ngày nên được phân bố trên 3 bữa ăn chính. Các trường hợp chảy máu trực tràng khi dùng orlistat đã được báo cáo. Theo dõi chặt chẽ trong trường hợp có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài. Hiệu lực của thuốc tránh thai đường uống có thể giảm trong trường hợp orlistat gây tiêu chảy nặng và khuyến cáo các bệnh nhân sử dụng thêm phương pháp tránh thai hỗ trợ. Các thông số đông máu nên được theo dõi ở bệnh nhân điều trị bằng thuốc chống đông đường uống. Việc sử dụng orlistat có thể liên quan đến chứng tăng oxalat niệu hoặc sỏi oxalat ở thận, đôi khi dẫn đến suy thận. Nguy cơ này tăng lên ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn và/hoặc giảm thể tích. Hiếm khi xảy ra nhược giáp và/hoặc giảm kiểm soát nhược giáp. Cơ chế này, mặc dù chưa được chứng minh, có thể làm giảm hấp thu muối iod và/hoặc levothyroxin. Bệnh nhân dùng thuốc chống động kinh: Orlistat có thể làm giảm hấp thu các thuốc chống động kinh, dẫn đến co giật. Thuốc kháng virus HIV: Orlistat có thể làm giảm hấp thu các thuốc kháng virus HIV và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của thuốc. Thai kỳ và cho con bú Phụ nữ mang thai: Chưa có dữ liệu lâm sàng về tiếp xúc với orlistat của phụ nữ mang thai. Nghiên cứu trên động vật cho thấy không có những tác động có hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với phụ nữ mang thai, sự phát triển của phôi / thai nhi, sự sinh nở hoặc phát triển sau sinh. Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ cho con bú: Do không biết liệu orlistat có được tiết vào trong sữa mẹ hay không, orlistat chống chỉ định trong thời gian cho con bú. Tương tác với các thuốc khác Ciclosporin: Một nghiên cứu về tương tác thuốc đã cho thấy có sự giảm nồng độ trong huyết tương của ciclosporin khi dùng đồng thời orlistat với ciclosporin, dẫn đến giảm hiệu quả ức chế miễn dịch. Do đó, không dùng đồng thời orlistat với ciclosporin. Nếu bắt buộc dùng cả 2 loại thuốc, nên theo dõi nồng độ ciclosporin thường xuyên, cả sau khi dùng thêm orlistat và khi ngưng dùng orlistat ở bệnh nhân điều trị bằng ciclosporin. Theo dõi nồng độ ciclosporin cho đến khi ổn định. Acarbose: Chưa có nghiên cứu tương tác về dược động học, nên tránh dùng đồng thời orlistat và acarbose. Thuốc chống đông đường uống: Khi dùng đồng thời warfarin hay các thuốc chống đông khác cùng với orlistat, nên theo dõi chỉ số bình thường hoá quốc tế (INR). Vitamin tan trong dầu: Điều trị với orlistat có khả năng làm giảm hấp thu của các vitamin tan trong dầu (A,D,E và K). Phần lớn bệnh nhân được điều trị bằng orlistat trong suốt 4 năm nghiên cứu đều có nồng độ vitamin A,D, E và K ở mức bình thường. Để đảm bảo dinh dưỡng đầy dủ, bệnh nhân nên có chế độ ăn kiêng nhiều rau quả và có thể bổ sung vitamin tổng hợp. Dùng vitamin tổng hợp ít nhất 2 giờ sau khi dùng orlistat hoặc trước khi đi ngủ. Amiodaron: Ở người tình nguyện khỏe mạnh, nồng độ amiodaron trong huyết tương giảm nhẹ sau khi uống liều duy nhất amiodaron đồng thời với orlistat. ở bệnh nhân đang điều trị với amiodaron, sự liên quan lâm sàng của tương tác này vẫn chưa được biết, nhưng có thể liên quan lâm sàng trong một số trường hợp. ở bệnh nhân dùng đồng thời 2 thuốc này, tăng cường theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ. Thuốc chống động kinh: co giật đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị đồng thời orlistat và thuốc chống động kinh valproat, lamotrigin. Do đó, những bệnh nhân này nên được theo dõi sự thay đổi tần số và/hoặc mức độ co giật. Hiếm khi xảy ra nhược giáp và/hoặc giảm kiểm soát nhược giáp. Cơ chế này, mặc dù chưa được chứng minh, có thể làm giảm hấp thu muối iod và/hoặc levothyroxin. Có một số báo cáo về trường hợp giảm hiệu quả của thuốc khác. Virus HIV, thuốc chống rối loạn tâm thần chống trầm cảm (kể cả lithi) và benzodiazepin ở những bệnh nhân đã được kiểm soát tốt trước đây khi bắt đầu điều trị đồng thời với orlistat. Do đó, chỉ bắt đầu dùng orlistat sau khi xem xét cẩn thận tác động có thể xảy ra ở những bệnh nhân này. Không có tương tác: Nghiên cứu tương tác thuốc dã chứng minh orlistat không có tương tác với các thuốc sau: amitriptylin, atorvastatin, các biguanid, digoxin, các fibrat, fluoxetin, losartan, phenytoin, phentermin, pravastatin, nifedipin dạng phóng thích kéo dài GITS, nifedipin dạng phóng thích chậm SR, sibutramin, rượu. Nghiên cứu tương tác thuốc đã chứng minh không có tương tác giữa orlistat và thuốc tránh thai đường uống. Tuy nhiên, orlistat có thể gián tiếp làm giảm sự hấp thu của thuốc tránh thai đường uống và dẫn đến mang thai ngoài ý muốn trong một số trường hợp. Một phương pháp tránh thai bổ sung nên được sử dụng trong trường hợp tiêu chảy nặng.
Bảo quản
Bảo quản Dưới 30°C. Tránh ẩm và ánh sáng.
Xem thêm
     

 

Gợi ý các sản phẩm khác cùng nhóm
 
Danh sách câu lạc bộ G Pharmacy +
Các bài viết liên quan
Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?

“Phụ nữ có thai uống nước dừa được không?” luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi này.
Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh tiểu đường ăn hoa quả gì?

Bệnh đái tháo đường đang trở thành một thách thức toàn cầu, với sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ người mắc, đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế và xã hội. Trong bài viết này, Gpharmacy+ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, và những xu hướng nghiên cứu mới nhất của căn bệnh này.
Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh và những tác dụng tích cực lên sức khỏe

Dây thìa canh là một dược liệu có tác dụng trị một số loại bệnh và có rất lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị cho người mắc đái tháo đường. Hãy cùng Gpharmacy+ khám phá chi tiết về công dụng của loại dược liệu này để sử dụng một cách hiệu quả.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái - Nỗi lo của các bậc cha mẹ và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường về sức khỏe cả trẻ khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu về dậy thì sớm ở bé gái, cách điều trị và làm thế nào để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì tăng chiều cao, nguyên tắc ăn uống tăng chiều cao hiệu quả.

Ăn gì để tăng chiều cao luôn là vấn đề quan tâm của mọi người đặc biệt là với những người có hình thể thấp bé. Tuy nhiên, ăn thế nào để có thể tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng G Pharmacy+ tìm hiểu nguyên tắc ăn uống và các thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả.
Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

Phụ nữ có thai ăn dứa được không vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn muốn bổ sung những dưỡng chất tốt và an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cùng cấp những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “muôn thuở” này.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây