Làm sao biết còn tăng chiều cao được nữa hay không?
Hầu như mọi trẻ em đều mong muốn mình cao lên, thậm chí một số người lớn cũng vậy. Thật đáng tiếc là không có cách nào để tăng chiều cao nhanh chóng cả. Nếu còn nhỏ tuổi, bạn cần phải kiên nhẫn; nếu đã trưởng thành rồi, bạn sẽ chỉ mong cho mình đừng bắt đầu thấp đi quá sớm! Bạn hãy tìm hiểu làm sao biết còn tăng chiều cao được nữa hay không
1.Theo dõi sự tăng trưởng của cơ thể để biết còn tăng chiều cao được nữa không
Chú ý các dấu hiệu của tăng chiều cao . Có phải dạo gần đây bạn hay bị cộc đầu ở lối đi xuống tầng hầm không? Cuối cùng thì bạn cũng chinh phục được vạch mức quy định chiều cao để được vào chơi tàu lượn siêu tốc? Dù chậm nhưng chắc chắn, có lẽ là bạn đang cao lên đấy!
- Bàn chân to lên cũng là một dấu hiệu khác của tăng chiều cao . Bàn chân là điểm tựa của bạn tương tự như bộ rễ giữ cho cây đứng vững .Do đó kích cỡ bàn chân luôn tương ứng với chiều cao của con người là điều không có gì đáng ngạc nhiên.
- Ống quần ngắn lên là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang cao lên. Nếu chiếc quần bò trước đây bạn còn phải xắn gấu khi mặc mà bây giờ lại ngắn cũn cứ như là bạn đang chuẩn bị chống lũ lụt thì đã đến lúc bạn nên đo lại chiều cao

2.T.ìm một điểm đối chiếu.
Nếu bạn có anh chị em, chắc là không chỉ một lần các bạn từng đứng đâu lưng với nhau để đo xem ai cao hơn. Tuy nhiên, cách tốt nhất để chứng minh bạn đang cao lên là chọn một điểm không cao lên để so sánh.
- Thông thường, bạn có thể dùng một vật bất động như mép dưới của biển hiệu gắn trên tường, trần của ngôi nhà trên cây trước nhà bạn, hay người không cao thêm như mẹ của bạn để làm điểm đối chiếu. Bạn càng gần đến mức biển hiệu nằm ngang tầm mắt, đầu sắp đụng trần nhà hay chạm đến vai bố thì nghĩa là bạn đang càng cao hơn.
- Dĩ nhiên, điểm đối chiếu để đo chiều cao của trẻ em xưa nay vẫn thường là bức tường, thanh dọc cửa hoặc bên trong cánh cửa để đánh dấu chiều cao của trẻ.
3.Đứng sát vào tường.
Có một phương pháp để lấy số đo chiều cao chính xác là đứng sát vào một mặt phẳng như bức tường,nhưng sự nhất quán là điều quan trọng trước nhất. Nếu trước đây bạn để chân trần khi đo, vậy thì hãy nhớ bỏ giày dép ra mỗi lần đo sau đó.
- Bỏ giày ra và ép xẹp tóc xuống nếu cần thiết.
- Đứng thẳng, lưng và gót chân đặt sát tường. Hai bàn chân chụm vào nhau và đặt phẳng trên mặt đất
- Nhìn thẳng phía trước. Nhờ ai đó dùng bút chì đánh dấu điểm cao nhất trên đầu dựa sát tường. Một cách ít chính xác hơn khi bạn tự đo một mình là giữ một cuốn sách trên đầu, đẩy cuốn sách sát vào tường, và vừa giữ cuốn sách tại chỗ vừa quay lại để đánh dấu bằng bút chì.
4.Xác định mức tăng chiều cao của bạn.
Các bậc cha mẹ thường làm điều này để biết cục cưng của mình cao lên bao nhiêu!
- Kẻ các vạch trên tường bằng bút mực hoặc bút dạ nếu bạn muốn giữ lại lâu hơn bút chì, và ghi chú cả ngày tháng (với tên và tuổi của trẻ, nếu bạn muốn).
- Nếu không thích đánh dấu lên tường, bạn có thể lấy thước dây đo khoảng cách từ sàn lên đến điểm đánh dấu và ghi vào sổ cùng với các thông tin liên quan.
5.Đến gặp bác sĩ để biết chiều cao được tăng nữa không .
Đo chiều cao và cân nặng là thủ tục cơ bản khi đi khám sức khỏe cho trẻ em và người lớn. Vì sự thay đổi bất thường ở cả hai số đo này có thể báo hiệu rằng sức khỏe có vấn đề. Bác sĩ sẽ ghi biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao của bạn, tức là sự thay đổi chiều cao của bạn theo thời gian.
- Nhân viên y tế hoặc bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp đo chính xác để ghi hồ sơ; bạn hãy hỏi kết quả và ghi lại nếu thích.
- Nếu bạn trên 40 tuổi thì đừng ngạc nhiên nếu bạn bắt đầu thấp đi một chút sau mỗi lần đo. Đến tuổi này là bạn đã qua giai đoạn tăng trưởng từ lâu. và dưới tác động của trọng lực, đặc biệt là ở cột sống, bạn sẽ bắt đầu thấp xuống.
6.Tính toán chiều cao tối đa của bạn để biết còn tăng chiều cao được nữa không
Gen di truyền đóng vai trò quan trọng nhất về chiều cao, do đó bạn có thể phỏng đoán chiều cao tối đa của mình khi nhìn vào chiều cao của cha mẹ.
- Trong bài viết “Cách để đoán chiều cao” có mô tả nhiều phương pháp để dự đoán chiều cao, bao gồm các phương pháp được đề cập ở đây.
- Phương pháp Gray rút gọn nêu công thức cộng chiều cao của bố và chiều cao của mẹ, chia đôi, sau đó hoặc cộng thêm 10 cm (con trai) hoặc trừ đi 10 cm (con gái).
- Với trẻ nhỏ, chiều cao nhân đôi của bé gái 18 tháng tuổi hoặc của bé trai 2 tuổi sẽ cho ra ước tính khá chính xác.
- Các phương pháp tính toán chính xác hơn (dễ hơn nhờ công cụ tính toán online) hoặc chụp phim X quang bàn tay xác định “tuổi xương” đặc biệt hữu ích với trẻ lớn hơn.