Chuỗi nhà thuốc thương hiệu, chuỗi nhà thuốc lớn nhất việt nam, chuỗi nhà thuốc, Chuỗi hệ thống nhà thuốc công nghệ, Chuỗi hệ thỗng nhà thuốc, Nhà thuốc công nghệ
Chăm sóc sức khỏe chủ động, chăm sóc sắc đẹp chủ động, Chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động, Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động, chuỗi nhà thuốc pharmacity, các nhà thuốc lớn ở tphcm, nhà thuốc tận tâm, nhà thuốc 4.0
Giúp con phát triển toàn diện là mong muốn của các bậc phụ huynh, vì vậy chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng được đảm bảo hơn về chất lượng.Vậy những chiều cao của trẻ ảnh hưởng bởi yếu tố nào ?Theo các nghiên cứu khoa học, có các yếu tố sau đây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển chiều cao của trẻ.
Chiều cao của trẻ ảnh hưởng bởi yếu tố nào? Giúp con phát triển toàn diện là mong muốn của các bậc phụ huynh, vì vậy chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng được đảm bảo hơn về chất lượng. Nhiều người đặc biệt còn lên kế hoạch giúp trẻ phát triển chiều cao hơn, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kiến thức căn bản để có thể áp dụng.
Vậy những chiều cao của trẻ ảnh hưởng bởi yếu tố nào ? Theo các nghiên cứu khoa học, có các yếu tố sau đây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Bài viết dưới đây Gpharmacy chia sẻ cho bạn kiến thức về những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ.
1.Yếu tố di truyền
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao. Tuy nhiên, bên cạnh di truyền thì chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng. Chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ) ngoài ra dinh dưỡng lại đóng góp đến 32%; chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%. Còn lại là những yếu tố của môi trường sống, bệnh mạn tính và bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi...
2.Giới tính - yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ
Thường thì con trai sẽ cao hơn con gái trong cùng độ tuổi. Tuy cũng có trường hợp ngược lại nhưng chỉ là hy hữu. Đối với con gái, sự gia tăng chiều cao thường bắt đầu vào đầu những năm dậy thì. Hầu hết bé gái sẽ cao thêm khoảng hơn 5,08 cm sau khi dậy thì. Sau đó, họ sẽ đạt được mức chiều cao tối ưu. Trong khi đó, con trai có thể không có sự gia tăng đột ngột chiều cao cho đến khi kết thúc tuổi dậy thì. Sự phát triển chậm này giúp con trai có thêm khoảng thời gian 2 năm để tận hưởng hết thời kì phát triển bình thường của một đứa trẻ trước khi bước vào giai đoạn phát triển chính thức. Đó là lí do tại sao, khi trưởng thành, con trai thường cao hơn con gái khoảng 13cm.
Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA)... để con phát triển khỏe. Sinh con thiếu tháng và nhẹ cân dễ dẫn đến thiếu chiều cao sau này.
4.Sai lầm trong việc nuôi con-yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ
Chế độ ăn nhiều đạm, uống ít sữa, ăn nhiều chất béo và bột, đường nhưng lại thiếu vitamin và chất khoáng dẫn đến thiếu chiều cao. Trong nhóm vitamin và khoáng chất thì canxi, photpho, magie, kẽm, sắt... là nhiều và quan trọng nhất. Nhóm này có nhiều trong sữa và chế phẩm sữa. Vì vậy, để tăng chiều cao trẻ nên ăn uống đa dạng, phù hợp với lứa tuổi và uống sữa đều đặn hàng ngày.
5.Chiều cao của trẻ ảnh hưởng bởi yếu tố dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng tác động đến chiều cao nhiều hơn hẳn so với yếu tố di truyền (khoảng 32%). Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, sự tăng trưởng tầm vóc, thể chất của trẻ chịu tác động trực tiếp bởi yếu tố độ dinh dưỡng. Tuy nhiên chế độ ăn hàng ngày của bé để phát triển chiều cao đảm bảo về chất lượng nhưng bé vẫn thấp còi thì bạn cần chú ý xem lại khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho con. Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đầy đủ các thành phần tinh bột, chất béo, chất đạm, các vitamin, nhất là vitamin C, khoáng chất và các chất xơ từ rau xanh và trái cây tươi. Những thành phần tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của xương là chất đạm, canxi giúp xương chắc khỏe và vitamin D giúp chuyển hóa hiệu quả canxi trong cơ thể. Đó là lý do vì sao trẻ nên uống sữa tăng chiều cao bởi thành phần chủ yếu của sữa là canxi, để lượng canxi này có thể chuyển hóa giúp xương chắc khỏe cần phải được bổ sung thêm vitamin D và nhiều thành phần khác.
6. Tập luyện thể thao
Vận động có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với chiều cao của trẻ. Tùy từng độ tuổi khác nhau mà có các môn vận động thích hợp để tăng chiều cao. Trẻ còn nhỏ tuổi nên mát xa hoặc luyện tập môn bơi lội. Trẻ lớn hơn một chút nên ra ngoài đi nhiều, hoạt động vươn thẳng tay chân là cách lựa chọn tốt nhất, ví dụ: tập các động tác vươn tay, cùng chơi bóng với các bạn nhỏ… Như vậy vừa giúp trẻ hấp thụ ánh mặt trời, luyện tập lực cơ bắp thích hợp vừa giúp vận động chân tay hài hòa và linh hoạt. Sau khi trẻ 3 tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ tham gia một số môn thể thao đơn giản như leo cầu thang, với cao, nhảy hai chân, đá cầu… để điều tiết thần kinh, chức năng nội tiết và các loại cơ năng sinh lý. Các bài tập tăng chiều cao hợp lý sẽ làm cho xương, cơ bắp càng thêm mạnh mẽ, khớp, dây chằng mềm dẻo hơn, từ đó giúp tăng chiều cao con người.
7.Thừa cân, béo phì:
Trẻ thừa cân, béo phì thường cao lớn hơn so với tuổi nhưng khi đến tuổi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Cùng lúc đó tâm lý tuổi mới lớn sợ béo muốn giảm cân nhanh nên ăn uống kiêng kem, thiếu chất cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thể lực và chiều cao sau này. Như vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh và cao lớn, bạn phải nắm bắt được các thời điểm phát triển của bé để có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Chính yếu tố dinh dưỡng kết hợp với môi trường và lối sống đã đưa đến sự cải thiện về chiều cao chứ không phải yếu tố di truyền.