Chuỗi nhà thuốc thương hiệu, chuỗi nhà thuốc lớn nhất việt nam, chuỗi nhà thuốc, Chuỗi hệ thống nhà thuốc công nghệ, Chuỗi hệ thỗng nhà thuốc, Nhà thuốc công nghệ
Chăm sóc sức khỏe chủ động, chăm sóc sắc đẹp chủ động, Chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động, Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động, chuỗi nhà thuốc pharmacity, các nhà thuốc lớn ở tphcm, nhà thuốc tận tâm, nhà thuốc 4.0
Xương là bộ phần vô cùng quan trọng trong cơ thể người. Xương giúp bảo vệ các bộ phận khác trên cơ thể, nâng đỡ cơ thể, hỗ trợ cơ thể di chuyển, vận động. Độ dài xương quyết định chiều cao của cơ thể người vì vậy để có được chiều cao đạt chuẩn cần phải rất chú ý đến chế dộ dinh dưỡng cũng như vận động giúp xương phát triển.
Xương là bộ phần vô cùng quan trọng trong cơ thể người. Xương giúp bảo vệ các bộ phận khác trên cơ thể, nâng đỡ cơ thể, hỗ trợ cơ thể di chuyển, vận động. Độ dài xương quyết định chiều cao của cơ thể người vì vậy để có được chiều cao đạt chuẩn cần phải rất chú ý đến chế dộ dinh dưỡng cũng như vận động giúp xương phát triển. Để xây dựng được chế độ dinh dưỡng, tập luyện và sinh hoạt phù hợp giúp tăng chiều cao hãy cùng Gpharmacy+ tìm hiểu về “Các giai đoạn hình thành và phát triển của xương”
1. Xương là gì? Tăng trưởng của xương?
Khái niệm:
Xương hay mô xương là các mô cứng có cấu tạo khác với các mô khác trong cơ thể. Xương là phần cứng của cơ thể, có nhiều hình dạng với các vai trò khác nhau, bao gồm hỗ trợ cấu trúc cơ thể, bảo vệ các cơ quan quan trọng và cho phép cơ thể di chuyển. Ngoài ra, bên trong xương chứa tủy xương với nhiệm vụ tạo ra các tế bào máu và lưu trữ các khoáng chất, đặc biệt là canxi. Bởi là một ống, cho nên bộ xương tiếp tục được đổi mới trong suốt cuộc đời, với những tế bào cũ được thay thế bằng những tế bào mới.
Cấu tạo:Xương bao gồm thân ống ở giữa với hai đầu cùng hình thể riêng
Tăng trưởng của xương
Xương phát triển theo chiều dài ở mảng biểu mô bằng một quá trình tương tự như quá trình hóa chất nội tiết. Lớp sụn ở vùng bản biểu bì bên cạnh bản biểu sinh tiếp tục phát triển nhờ quá trình nguyên phân . Các tế bào chondrocytes, ở vùng cạnh diaphysis, già đi và thoái hóa. Nguyên bào xương di chuyển đến và tạo ra chất nền để tạo thành xương. Quá trình này tiếp tục trong suốt thời thơ ấu và những năm thanh thiếu niên cho đến khi sự phát triển của sụn chậm lại và cuối cùng dừng lại. Khi sự phát triển của sụn chấm dứt, thường là ở những năm đầu 20, tấm biểu mô hoàn toàn bong ra để chỉ còn lại một đường biểu mô mỏng và xương không còn có thể phát triển chiều dài nữa. Sự phát triển của xương dưới ảnh hưởng của hormone tăng trưởng từ tuyến yên trước và hormone sinh dục từ buồng trứng và tinh hoàn.
2. Các giai đoạn phát triển của xương:
Giai đoạn phát triển (0 -25 tuổi)
Bào thai: Xương của trẻ bắt đầu hình thành ngay sau khi thụ thai và không ngừng phát triển cho đến tuổi trưởng thành
Trẻ sơ sinh:Ở trẻ sơ sinh phần lớn xương được tạo nên bằng chất liệu mềm. Trẻ nhỏ khi mới sinh ra, có 3 loại xương:
+ Xương đã được cốt hóa (các xương dẹt như xương sọ, các xương ở mặt) + Xương chưa được cốt hóa hoàn toàn (các xương dài), + Xương sụn tồn tại dưới dạng sụn suốt đời (các sụn sườn). Chính nhờ quá trình cốt hóa sụn đầu các xương dài mà làm cho xương dài ra, đồng nghĩa với việc giúp cơ thể phát triển về chiều cao.
Tuổi dậy thì:
Ở giai đoạn này, quá trình tạo xương lớn hơn quá trình hủy xương, nhờ đó mà xương phát triển cả về chiều dài và chiều ngang. Quá trình này thường quá trình này kết thúc ở khoảng 25 tuổi, khi cơ không lớn được nữa. Trong giai đoạn phát triển, giai đoạn dậy thì có sự phát triển nhanh, mạnh về thể lực, chiều cao, tâm sinh lý. Trong đó quá trình cốt hóa sụn ở đầu các xương dài diễn ra mạnh. Trong độ tuổi dậy thì trẻ có rất nhiều năng lượng hoạt động rất nhiều, cha mẹ cần cần phải chú ý giúp trẻ có một chế độ dinh dưỡng thật tốt để phát tiển cả thể chất và trí não. Ngoài ra để trẻ tăng chiều cao tối đa trong giai đoạn này ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp tăng tái tạo xương như canxi, vitamin D, magie, kẽm… thì việc cung cấp chondroitin, thành phần giúp tăng tái tạo sụn cũng vô cùng quan trọng.
Giai đoạn cân bằng (25 – 35 tuổi)
Quá trình tạo xương và hủy xương cân bằng nhau, khi đó xương không phát triển thêm được nữa, nhưng cũng chưa xảy ra hiện tượng mất xương. Giai đoạn này thường vào khoảng 25 – 35 tuổi.
Giai đoạn mất xương (Trên 35 tuổi)
Sau 35 tuổi, cơ thể bắt đầu bước vào thời kỳ mất xương sinh lý, khi đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế. Ở giai đoạn 35 – 40 tuổi, cơ thể mất đi khoảng 0,1 – 0,5% khối lượng xương mỗi năm, giai đoạn này còn gọi là thời kỳ mất xương chậm.
Sau tuổi 40, phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, sự suy giảm hormon estrogen bắt đầu diễn ra. Estrogen là một nội tiết tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ nói chung và sức khỏe xương nói riêng. Giai đoạn này, mỗi năm phụ nữ có thể mất khoảng 1 – 3% khối lượng xương.
Ở nam giới, sau tuổi 40 cũng diễn ra sự mất xương nhưng chậm hơn so với phụ nữ. Đến khoảng sau 65 tuổi, khi đó mới có thể bị giảm mật độ xương và loãng xương.
3. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương
- Canxi: Canxi dóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển xương, canxi tập trung 99% ở xương và răng, chỉ 1% trong máu và các cơ quna khác. Canxi giúp cho xương chắc khỏe. Tuy vậy cơ thể trẻ chỉ cần một lượng canxi vừa đủ chuyển hóa vào xương, nếu thừa hoặc không hấp thu hết từ ruột vào máu sẽ gây táo bón, sỏi thận, vôi hóa thành mạnh. Nên chọn canxi nano giúp hấp thu tối đa canxi vào xương và hạn chế dư thừa.
- Vitamin D: Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở ống thận, kết quả làm tăng canxi trong máu.
- MK7: MK7 không chỉ giúp xương chắc khỏe bằng cách đưa canxi từ máu vào xương, mà còn giúp xương dẻo dai, đàn hồi tốt hơn nhờ tác dụng tăng sản xuất Collagen trong xương.
- Khoáng chất khác: Để xương phát triển chắc khỏe cần bổ sung thêm: magie, mangan, kẽm, đồng, boron, silic (trong cỏ đuôi ngựa).
- Chondroitin sulfat: Chondroitin tham gia vào thành phần cấu tạo của các tổ chức sụn, gân, da, mắt, thần kinh… Chondroitin sulfat kích thích quá trình tổng hợp các proteoglucan, thành phần cơ bản tạo sụn, nên có tác dụng tái tạo mô sụn, đảm bảo sụn vừa chắc vừa có tính đàn hồi. Ngoài ra, chondroitin còn ức chế enzym elastase có tác dụng phá hủy sụn. Đồng thời kích hoạt enzyn có vai trò xúc tác phản ứng tổng hợp acid hyaluronic là chất giúp khớp hoạt động tốt.
- Xương cần chondrotin và silic để tăng tạo sụn. Cần acid folic và DHA để tăng khối xương.
4. Quá trình tái hấp thụ và chữa lành xương
Xương luôn luôn được tái tạo và sửa chữa. Quá trình này bao gồm hai phần:
Tái hấp thu xương khi các tế bào xương bị phá hủy và được tái hấp thụ bởi cơ thể.
Tái tạo xương là quá trình hình thành các mô xương mới để thay thế các mô xương lão hóa và bị tái hấp thu.
Theo ước tính, có khoảng 10% xương ở người trưởng thành bị tái hấp thụ và thay thế mỗi năm. Tái hấp thụ và sửa chữa xương cho phép cơ thể chữa lành các xương bị tổn thương, định hình lại khung xương, hỗ trợ quá trình tăng trưởng bình thường và điều chỉnh nồng độ canxi bên trong xương.
5. Làm thế nào giúp xương tăng trưởng tốt và sở hữu chiều cao vượt trội?
Sự tăng trưởng của xương ảnh hưởng bới các yếu tố: Gen 23 %, chế độ dinh dưỡng 32%, vận động thể chất 20%, 25% còn lại là chịu ảnh hưởng ởi các yếu tố của môi trường sống, bệnh tật, chế độ sinh hoạt. Vì vậy để xương phát triển tốt và có chiều cao vượt trồi cần cải thiện trên chính những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của xương:
5.1 Cải thiện chế độ ăn uống
- Bổ sung thực phẩm chưá nhiều canxi như các sản phẩm từ sữa, hạnh nhân, bông cải xanh, cải xoăn, cá hồi và các sản phẩm từ đậu nành. - Bổ sung vitamin D trong cơ thể, Vitamin D có nhiều trong cá hồi, cá hồi, cá trắng và cá ngừ, trứng và nấm cũng chứa nhiều canxi.
- Bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa canxi nano, vitamin D, collagen Tuyp 2.
Tham khảo bài viết: Nutri.S Daily Teen Girls - Thực phẩm hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì.
Nutri.S Daily Teen Boyss - Thực phẩm hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho bé trai tuổi dậy thì.
5.2 Thường xuyên vận động Vận động không chỉ tốt cho sức khỏe mà vận động còn giúp cho xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương. Thực hiện các bài tập tăng cường sức chịu đựng, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ và leo cầu thang, nhảy dây, yoga hay các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, bóng truyền .... 5.3 Duy trì cân nặng ổn định
Trọng lượng cơ thể thấp là yếu tố chính góp phần làm giảm mật độ xương. Trong khi đó, béo phì có thể làm giảm chất lượng xương và tăng nguy cơ gãy xương do áp lực quá mức. Do đó duy trì một trọng lượng nhất định để bảo vệ sức khỏe xương khớp. 5.4 Tránh sử dụng các chất kích thích
- Không hút thuốc và hạn chế uống rượu để bảo vệ sức khỏe xương.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Trong cơ thể chúng ta có khoảng 60% nước. Cơ thể liên tục mất nước chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi. Như vậy để ngăn ngừa tình trạng mất nước, bạn cần phải uống đủ nước Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thường khuyến nghị nên uống 8 ly với thể tích 8 ounce/ly, tương đương với khoảng 2 lít mỗi ngày. 5.5 Chế độ sinh hoạt điều độ - Đảm bảo tập thể dục 30'-60' mỗi ngày
- Thực hiện vào trước 8h sáng hoặc sau 16h - Ngủ đủ giấc 8h/ngày và đúng giờ trước 20h