Triệu chứng đột quỵ nhẹ và những cách phòng ngừa hiệu quả nhất

Thứ ba - 21/12/2021 20:50
Đột quỵ nhẹ hay còn được biết đến là cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) là một dạng tổn thương não cấp tính mà mọi người thường chủ quan nên bỏ qua. Tuy nhiên, có đến 50% bệnh nhân sau khi gặp tình trạng này sẽ bị ít nhất 1 lần đột quỵ tiếp theo. Do đó, bệnh nhân và người nhà cần nắm rõ triệu chứng đột quỵ nhẹ và những cách phòng ngừa hiệu quả nhất để chăm sóc bản thân tốt hơn.

1. Thế nào là đột quỵ nhẹ?

Đột quỵ nhẹ (Thiếu máu não thoáng qua) là tình trạng dòng máu tuần hoàn tới não bị ngưng lại trong một khoảng thời gian ngắn. Thông thường, các cơn đột quỵ nhẹ chỉ xuất hiện trong vòng vài phút hoặc dưới 1-2 giờ, thường tồn tại dưới 24 giờ.
Theo một vài nghiên cứu đã thấy rằng, 90% các trường hợp đột quỵ nhẹ mất đi trong vòng 4 giờ và không gây những tổn thương sau đó.
Đột quỵ nhẹ không giống những cơn đột quỵ thực sự là chúng không giết chết các tế bào não. Tuy nhiên, chúng cũng gây ra các triệu chứng gần giống như đột quỵ và chính những triệu chứng đột quỵ nhẹ này là lời cảnh báo cho những cơn đột quỵ thực sự có thể xảy ra sau này.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), những cơn thiếu máu não thoáng qua này có thể làm giảm tới 20% tuổi thọ của người bệnh. Do đó nếu gặp phải những triệu chứng đột quỵ nhẹ, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị sớm, ngăn chặn những cơn “đột quỵ nặng” có thể xuất hiện trong tương lai.
trieu chung dot quy nhe 2
Đột quỵ nhẹ do lượng máu lên não đột nhiên ngưng lại trong thời gian ngắn
 

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Để có những phương án điều trị và cải thiện phù hợp nhất đối với mỗi bệnh nhân, thì cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ để loại bỏ chúng.
Nguyên nhân chính gây tình trạng này là sự thiếu hụt tạm thời của lượng máu cần thiết cung cấp cho não bộ. Có khoảng 15% tổng lượng máu toàn bộ cơ thể cần để nuôi não và hệ thần kinh, chúng được cung cấp cho não bộ nhờ tim co bóp và sự vận chuyển của hệ động mạch. Khi lượng máu này thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của não bộ.
Các bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân sâu xa gây ra những cơn đột quỵ nhẹ. Điển hình là sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch làm cản trở dòng máu đến tim, não và các cơ quan khác.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các cục máu đông cũng là một yếu tố cản trở dòng chảy của máu, đồng thời giảm lưu lượng tưới máu cục bộ hay toàn thể.
Ngoài ra, mọi người cũng cần lưu ý những yếu tố nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ nhẹ sau đây:
♦ Tiền sử người thân trong gia đình từng bị đột quỵ 
♦ Tuổi càng cao, đặc biệt là những người sau 55 tuổi nguy cơ cao hơn người trẻ tuổi
♦ Giới tính nam dễ gặp phải bệnh này hơn nữ
♦ Những người đã từng bị đột quỵ 
♦ Người mắc bệnh hồng cầu hình liềm, tế bào máu hình liềm mang theo ít oxy và có xu hướng mắc kẹt trong thành động mạch gây cản trở dòng máu đến não
Các yếu tố bệnh lý cũng làm tăng nguy cơ bị đột quỵ nhẹ ở nhiều người như: Huyết áp cao, thừa cân béo phì, bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim, chít hẹp động mạch cảnh.

3. Các triệu chứng đột quỵ nhẹ 

Mặc dù chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và không làm chết các tế bào não nhưng đột quỵ nhẹ vẫn là một mối nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh, tăng khả năng bị đột quỵ thực sự. Do đó, mọi người cần lưu ý những triệu chứng đột quỵ nhẹ để sớm có biện pháp điều trị phù hợp.

3.1. Các triệu chứng đột quỵ nhẹ thường gặp

Để chẩn đoán và điều trị sớm thì cần nhận biết được các triệu chứng của bệnh, dưới đây là những triệu chứng đột quỵ nhẹ phổ biến nhất mà ai cũng cần phải biết, bao gồm:
♦ Huyết áp tăng cao đột ngột
♦ Đau đầu, chóng mặt, rối loạn tư thế, thăng bằng
♦ Yếu, nửa người hoặc yếu tứ chi
♦ Giảm thị lực, mù tạm thời một bên mắt hoặc cả hai, nhìn đôi
♦ Bất tỉnh, hôn mê
♦ Rối loạn ngôn ngữ, nói khó
♦ Mất trí nhớ tạm thời
♦ Cảm thấy căng thẳng, bối rối
♦ Đột nhiên thay đổi tính tình, dễ nổi cáu
♦ Cơ thể ngứa ran
♦ Rối loạn cảm giác nửa người
trieu chung dot quy nhe 4
Mất thăng bằng, dễ bị ngã là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Đa số các triệu chứng của cơ thiếu máu não thoáng qua thường có thời gian:
♦ 60%  kéo dài  1h
♦ Chỉ 14% kéo dài trên  6h
♦ Và Các rối loạn thường khỏi theo thời gian và điều trị
Có nhiều bệnh nhân bị đột quỵ đã trải qua các triệu chứng đột quỵ nhẹ nêu trên. Nếu nghe ngờ người thân hoặc tự cảm thấy mình có những dấu hiệu giống với các triệu chứng trên hay gọi cấp cứu để được điều trị kịp thời.

3.2. Các triệu chứng dễ nhầm lẫn

Bên cạnh những triệu chứng đột quỵ nhẹ đã được nêu trên, mọi người cũng cần lưu ý một vài triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với một số các bệnh lý khác như:
♦ Ngất: Đây là tình trạng người bệnh đột ngột mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn, ngoài ra không xuất hiện thêm triệu chứng khác
♦ Đau nửa đầu: Đau nửa đầu là triệu chứng rất phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Các cơn đau nửa đầu còn có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn, sợ ánh sáng và âm thanh mạnh. Cơn đau thường kéo dài trong vòng 30 phút hoặc có thể lâu hơn.
♦ Cơn mất trí nhớ thoáng qua (TGA): Người bệnh đột ngột bị mất trí nhớ, hỏi đi hỏi lại một câu. Tuy nhiên, khi tỉnh táo thì không có thêm triệu chứng thần kinh khu trú nào khác.
♦ Động kinh thoáng qua: Triệu chứng này thường khởi phát ở một bộ phận rồi dần lan ra các khu vực khác.

4. Cơn thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhẹ) cảnh báo điều gì?

Thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhẹ) là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ não mà mọi người cần phải hết sức lưu ý. 
Để hiểu rõ hơn về nguy cơ đột quỵ, có thể theo dõi thang điểm California và thang điểm ABCD. Tuy nhiên, hiện nay đã cho ra đời thang điểm ABCD2 nhằm cung cấp dự báo cơn đột quỵ tốt hơn dựa trên sự kết hợp giữa các tiêu chuẩn trong 2 thang điểm trước đây.
Biểu hiện lâm sàng Tiêu chuẩn Điểm
Tuổi      >= 60   1
Huyết áp        >= 140/90 mmHg  1
Đặc điểm lâm sàng của cơn thiếu máu não thoáng qua Liệt 1 bên thân 2
Nói khó không kèm triệu chứng liệt     1
Thời gian tồn tại triệu chứng >= 60 phút 2
10-59 phút 1
< 10 phút 0
Đái tháo đường 1
Bảng 1: Thang điểm ABCD2 tiên lượng nguy cơ bị đột quỵ não sau cơn thiếu máu não cục bộ
Bệnh nhân có điểm từ 6-7 thuộc nguy cơ cao, điểm từ 4-5 thuộc nguy cơ trung bình và từ 0 -3 nguy cơ thấp. 
Nguy cơ tích lũy đột quỵ não tăng theo thời gian sau cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Theo nghiên cứu, nguy cơ đột quỵ trong vòng 3 tháng sau cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là 6,1% ở bệnh nhân 1 điểm ABCD2 và tới 22% ở bệnh nhân 7 điểm ABCD2. 

5. Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ nhẹ biến chứng nặng hơn

Nếu đã từng bị đột quỵ nhẹ thì khả năng bị đột quỵ lần 2 là rất cao, hay là nguy cơ sẽ chuyển thành “đột quỵ nặng”. Đột quỵ có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Do đó, cần có những biện pháp phòng ngừa để không chuyển từ đột quỵ nhẹ thành “đột quỵ nặng”. Đột quỵ thực sự có xảy ra hay không, mức độ nặng nhẹ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách xử trí, phòng ngừa và kiểm soát nguyên nhân ngay từ lần đầu bị đột quỵ nhẹ.
Dưới đây là những cách phòng ngừa đột quỵ xảy đến lần 2, bao gồm:
 Kiên trì điều trị các bệnh lý nền
♦ Đối với những bệnh nhân đã từng bị đột quỵ nhẹ thì việc điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nên là vô cùng quan trọng. 
♦ Mọi cần cần khắc phục các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường, bệnh lý tim mạch… Cần điều trị dứt điểm để phòng ngừa đột quỵ tái phát.
♦ Đối với những bệnh lý mạn tính thì cần phải kiên trì và tuân thủ theo pháp đồ điều trị mà các bác sĩ đưa ra.
Khám sức khỏe định kỳ: Người đã từng bị đột quỵ hoặc bị đột quỵ nhẹ thì nguy cơ bị đột quỵ lần 2 sẽ cao hơn. Do đó cần chủ động khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời, ngăn cản nguy cơ đột quỵ lần 2.
Thay đổi lối sống và có chế độ dinh dưỡng khoa học hơn: Đột quỵ có thể “ghé thăm” bất cứ ai, bất cứ lúc nào, vì vậy bạn cần phải xây dựng cho bản thân mình một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học từ sớm.
trieu chung dot quy nhe 5
Khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa và tầm soát nguy cơ đột quỵ
Những điều cần lưu ý với tất cả mọi người bao gồm:
♦ Chăm chỉ vận động, tập thể dục thể thao mỗi ngày. Có thể chọn những bài nhẹ nhàng như ngồi thiền, yoga, đi bộ, chạy bộ… Nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng khả năng phục hồi của cơ thể và nâng cao sức khỏe
♦ Điều chỉnh thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
♦ Tránh những căng thẳng, lo âu, stress, mất ngủ
♦ Không thức quá khuya 
♦ Không ăn thức ăn quá mặn, chứa nhiều mắm muối
♦ Hạn chế đồ ăn nhiều mỡ động vật, đồ ăn quá ngọt hoặc quá nhiều đường
♦ Hạn chế đồ uống có ga, có cồn hay các chất kích thích
♦ Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất tự nhiên từ rau củ và hoa quả
♦ Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, nếu cần nên giảm cân
♦ Không được tắm quá muộn, đặc biệt là khi trời lạnh
♦ Bên cạnh đó, mọi người cũng cần bổ sung thêm các sản phẩm bổ trợ tốt cho hoạt động và chức năng của não bộ
Sản phẩm Ích não An Hưng của công ty dược phẩm An Hưng là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang gặp vấn đề về suy giảm chức năng của não bộ. Với nhiều công dụng như: cải thiện tình trạng thiếu máu não, chống gốc tự do, tăng cường chức năng não bộ, giúp an thần, bảo vệ tế bào thần kinh, bảo vệ mắt… Ngoài ra, Ích não An Hưng tự tin là sản phẩm hoạt huyết đầu tiên nghiên cứu liều chuyên biệt cho ban ngày và ban đêm. Với ginkgo biloba liều tiêu chuẩn được nhập khẩu từ Pháp cùng các loại thảo dược sẽ giúp hoạt huyết, bổ não và phòng chống tai biến.
Hy vọng với bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng đột quỵ nhẹ và các cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Hãy chú ý tới sức khỏe bản thân và chăm sóc thật tốt ngay từ bây giờ.

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng
!
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây