Tổng hợp kiến thức về bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Thứ năm - 06/01/2022 05:06
Theo các nghiên cứu gần đây, thoái hóa đốt sống cổ đang là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến với tỷ lệ mắc ở người trên 60 tuổi chiếm 85% và khoảng ⅔ dân số bị đau cổ ít nhất một lần trong đời. Thế nhưng hiện nay, căn bệnh này đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa và người từ 25-30 tuổi là đối tượng có nguy cơ rất cao. Vậy thì nguyên nhân do đâu dẫn đến thực trạng này? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về thoái hóa đốt sống cổ!

1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hoá đốt sống cổ là tình trạng thoái triển của các đốt sống cổ (C1-C7 nhưng hay gặp nhất ở C5,C6,C7). Tình trạng này thường khởi đầu với các biểu hiện hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm rồi dần tiến triển thành thoái hóa các đốt sống, gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh, nhất là khi cử động cổ.
 

thoai hoa dot song co 1
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở các đốt sống C5 -C7

2. Nguyên nhân 

2.1. Nguyên nhân không phải bệnh lý

  • Hoạt động sai tư thế: 

Các hoạt động sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Cụ thể, các tư thế sai như ngồi học không ngay ngắn, ngủ gục trên bàn, nằm kê gối quá cao,...Ngoài ra, do đặc thù công việc khiến phần đầu ở nguyên một tư thế trong thời gian dài như nhân viên văn phòng ngồi bàn máy tính hay những công việc gây áp lực lớn lên đốt sống cổ như mang vác vật nặng,... đều gây ra tác động xấu tới vùng cột sống cổ từ đó dẫn tới hiện tượng thoái hóa. 

  • Tuổi

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ của hầu hết các bệnh lý thoái hóa khớp, bao gồm cả thoái hóa đốt sống cổ. Theo thời gian, các khớp dần bị lão hóa, quá trình phá hủy sụn sẽ diễn ra nhanh và nhiều hơn, làm cho lớp sụn mỏng dần, chất nhờn cũng giảm đi gây đau và khó khăn khi cử động cổ. Các nghiên cứu về xương khớp cũng chỉ ra rằng những người trong độ tuổi từ 40-50 có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ do lúc này hệ cơ xương khớp đang dần bị lão hóa nhanh hơn.

  • Chế độ dinh dưỡng

Thực đơn ăn uống hàng ngày thiếu các nguyên tố vi lượng như Canxi, Magie, Sắt, Kali và các vitamin (D3,K2,...) hay thói quen thường xuyên uống đồ có gas, bia rượu, nước ngọt,...khiến cột sống rất dễ bị thiếu dưỡng chất. Chính những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thoái hóa tiến nhanh nhanh và nặng hơn.

  • Chấn thương

Những người từng bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay thể dục thể thao không đúng cách,... gây chấn thương tại vùng cổ sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao hơn bình thường. Nhất là khi các vết thương không được điều trị tận gốc sẽ để lại những tổn thương nhất định sau này cho đốt sống cổ.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

  • Gai xương

Gai xương thường được hình thành âm thầm trong thời gian dài do các thương tổn tại khớp gây ra nhằm mục đích củng cố xương chắc khỏe. Cũng chính các phần xương dư thừa này thi thoảng gây áp lực lên các mô, cơ, rễ thần kinh và tủy sống gây đau nhức khó chịu.

thoai hoa dot song co 2
Gai xương chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức khó chịu
  • Đĩa đệm bị mất nước

Đĩa đệm đóng vai trò như một miếng lót đàn hồi giữa các đốt của cột sống cổ, giúp chống đỡ trọng lượng đầu và giảm xóc chấn động. Từ tuổi 40 trở đi, đa số các đĩa đệm cột sống xuất hiện dấu hiệu khô và co lại khiến cho việc tiếp xúc của các đốt sống khó khăn hơn gây ra tình trạng đau, cứng cổ.

  • Dây chằng bị xơ hóa

Dây chằng đóng vai trò như cầu nối các xương cột sống lại với nhau và cũng dần trở nên xơ hóa theo thời gian. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến vùng cổ luôn có cảm giác bị căng cứng và cử động kém linh hoạt. 

3. Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

3.1. Chẩn đoán xác định 

  • Lâm sàng: các triệu chứng lâm sàng dưới đây có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đồng thời tùy thuộc vào vị trí tổn thương cột sống.

  • Hội chứng cột sống cổ: đau thường kèm co cứng tại vùng cơ ngay cạnh cột sống cổ. Cơn đau tăng lên khi cổ ở tư thế thẳng hoặc cúi đầu trong thời gian dài. Khi lao động nặng, căng thẳng, mệt mỏi hay bị nhiễm lạnh đều làm hạn chế khả năng vận động cột sống cổ. 

  • Hội chứng rễ thần kinh cổ: phụ thuộc vào vị trí rễ thần kinh bị tổn thương (một hoặc hai bên) mà đau có thể từ cổ đến quanh khớp vai rồi lan xuống cả tay bên đó. Cảm giác của bệnh nhân lúc này thương rất nhức nhối, như có kiến bò dọc cánh tay xuống các ngón tay và đôi khi còn kèm theo chóng mặt, teo cơ ở vai và cánh tay bên tổn thương. 

  • Hội chứng động mạch đốt sống: thi thoảng vào buổi sáng bệnh nhân thấy nhức đầu vùng thái dương, trán kèm hoa mắt, chóng mặt, nuốt vướng. Đôi khi tai cũng có thể bị ù, đau tai và lan ra cả phía sau.

  • Hội chứng ép tủy: có thể gặp ở chi trên, chi dưới hoặc cả thân tùy vào vị trí và mức độ tổn thương. Các biểu hiện thường thấy là dáng đi không vững, khó khăn trong di chuyển, thậm chí là teo cơ, yếu hoặc liệt chi.

  • Cận lâm sàng

  • X-quang cột sống cổ: những tổn thương có thể quan sát trên phim X-quang như hình ảnh gái xương, hẹp khe đốt sống không đồng đều, dày xương dưới sụn. Phim chụp chếch ¾ cột sống cổ phát hiện hẹp lỗ ghép gây ra chèn ép rễ thần kinh, động mạch đốt sống.

  • Chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ (CT-scanner): cung cấp những hình ảnh chi tiết, chính xác hơn trên phim X-quang, đặc biệt là những tổn thương ở xương đốt sống.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): là phương pháp có giá trị nhất giúp phát hiện những tổn thương thoái hoá rõ ràng và chính xác. Nó được áp dụng để đánh giá mức độ hẹp ống sống, mức độ thoát vị đĩa đệm và xác định vị trí khối thoái vị.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm cột sống dính khớp: lâm sàng biểu hiện đau, cứng khớp chủ yếu vùng cột sống thắt lưng kèm, X-quang có hình ảnh viêm khớp cùng chậu, xét nghiệm kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27 (+).

  • Bệnh lý ác tính (đa u tủy xương, ung thư di căn vào cột sống): lâm sàng biểu hiện tình trạng mệt mỏi, gầy sút cân nhanh, X-quang quan sát được hình ảnh ung thư xương.

4. Nguyên tắc điều trị

  • Sử dụng các liệu pháp giảm đau theo 3 cấp độ nhẹ, vừa và nặng.

  • Tăng cường các nhóm thuốc giải quyết nguyên nhân của bệnh.

  • Sinh hoạt và tập luyện khoa học để bảo vệ cột sống cổ, tránh chấn thương.

  • Cung cấp đủ lượng Canxi, vitamin (D3, K2,...) và khoáng chất trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

  • Bổ sung các dưỡng chất sụn khớp như acid hyaluronic, collagen II, glucosamin sulfat, methyl sulfonyl methane, chondroitin sulfat, ... để tăng cường dịch khớp và chất căn bản, giúp tái tạo sụn khớp và ngăn ngừa thoái hóa.

5. Lời khuyên cho những người thoái hóa đốt sống cổ

Như các nguyên tắc đã trình bày ở trên thì việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ phải giải quyết được cả triệu chứng lẫn nguyên nhân gây bệnh. Do vậy mà việc kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và tập luyện cùng với chế độ ăn uống khoa học và bổ sung các dưỡng chất cho khớp là thực sự cần thiết. 

Hiểu được những đau đớn, khó chịu mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ phải trải qua, các nhà nghiên cứu GIO Group đã thành công cho ra đời sản phẩm Bổ xương khớp Ultramin. Nó có thể coi là một giải pháp toàn diện cho bệnh nhân xương khớp khi đồng thời giải quyết cả triệu chứng (Hệ WBC - chống viêm giảm đau thực vật) và nguyên nhân gây bệnh (Phức hợp GCMAC). Hơn nữa, Ultramin còn cung cấp cho bạn Canxi và 72 khoáng chất cùng với vitamin D3 và K2 làm tăng mật độ xương, giúp xương luôn chắc khỏe. Ultramin - khỏe khớp chắc xương, tăng cường sức khỏe.


Xem thêm: 
Thoái hoá khớp vai trái có chữa được không và cách điều trị
Đau nhức xương khớp kiêng ăn gì?
Cách làm giảm đau nhức xương khớp bằng các bài thuốc dân...

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 Bài viết cùng chủ đề

 

 Chủ đề phổ biến

Tổng hợp Phụ nữ Nam giới Trẻ em Người cao tuổi Bệnh mãn tính Bệnh thường gặp
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây