Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng gì?

Thứ năm - 09/11/2023 04:15
Tiêm phòng trước mang thai là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc tiêm phòng đủ và đúng lịch trình vaccine giúp xây dựng miễn dịch cộng đồng và ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh truyền nhiễm. Bài viết sau đây G Pharmacy+ sẽ giải đáp câu hỏi phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng gì để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng gì?
Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng gì?

1. Vì sao nên tiêm phòng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai?

Tiêm vaccine trước khi mang thai là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi bởi những lý do dưới đây:

Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu hơn so với bình thường nên có nguy cơ mắc bệnh cao. Điều này bởi vì cơ thể phụ nữ mang thai tập trung vào việc hỗ trợ sự phát triển và bảo vệ thai nhi, nên các kháng thể và tế bào miễn dịch có thể giảm đối với các bệnh tật và vi khuẩn gây hại. Do đó, nếu phụ nữ có thai không may gặp phải vấn đề về sức khỏe, nhất là các bệnh truyền nhiễm thì sức khỏe của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
 

phu-nu-chuan-bi-mang-thai-nen-tiem-phong-gi-2
Mẹ bầu có hệ miễn dịch kém hơn bình thường nên dễ mắc bệnh

 

Việc tiêm phòng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai hiện đã được khuyến cáo bởi Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, song điều này không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không được tiêm vaccine trước khi mang thai, thai phụ khi mắc những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm thì thai nhi có nguy cơ bị lây truyền từ mẹ hoặc bị dị tật bẩm sinh do biến chứng của bệnh, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí đe dọa sảy thai, sinh non.

Vì vậy, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng vaccine đầy đủ. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, bạn có thể bổ sung các mũi tiêm vaccine trong thai kỳ cần thiết như tiêm ngừa cúm, tiêm ngừa viêm gan B .

2. Các loại vaccine cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị mang thai

2.1. Tiêm phòng Sởi-Quai bị-Rubella

Nếu mẹ bầu mắc phải căn bệnh này, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, trẻ sau sinh có thể gặp các vấn đề như nhiễm trùng nguyên phát, dị tật đường hô hấp và tai giữa, và các vấn đề phát triển tim. Việc tiêm phòng trước khi mang thai sởi, rubella là cần thiết, sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải những loại virus gây bệnh nguy hiểm cho mẹ và bé.

Thời điểm tiêm: Vaccine sởi-Quai bị-Rubella khuyến cáo được tiêm trước mang thai 3 tháng.
 

phu-nu-chuan-bi-mang-thai-nen-tiem-phong-gi-3
Vaccine phòng Sởi-Quai bị-Rubella

2.2. Tiêm phòng cúm

Nếu sản phụ bị cúm trong ba tháng đầu, nguy cơ cao gây dị tật ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, và sinh non. Để tránh những biến chứng này, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng vaccine cúm trước khi mang bầu và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cúm, như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người mắc cúm, và hạn chế trong nơi đông người

Thời điểm tiêm: Vaccine cúm được khuyến cáo tiêm trước mang thai 1 tháng.

2.3. Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván

Bạch hầu có nguy cơ cao gây tử vong cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Chủ quan trước những vết thương có thể gây ra uốn ván, vì loại vi khuẩn này tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên như đất, nước..  Các biến chứng khác có thể bao gồm viêm phổi, viêm não và khuyết tật bẩm sinh. 

Thời điểm tiêm: Vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván nên tiêm trước mang thai 1 tháng.

2.4. Tiêm phòng thủy đậu

Nếu mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu trong giai đoạn đầu của thai kỳ (đặc biệt là trong 8 tuần đầu), có thể có nguy cơ gây ra các vấn đề về phát triển thai nhi, bao gồm các vấn đề về não, mắt, tai, tim và xương.

Thời điểm tiêm: Vaccine thủy đậu được khuyến cáo tiêm trước mang thai 3 tháng.

2.5. Tiêm phòng viêm gan B

Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng viêm gan B, bởi đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Mẹ bầu mắc viêm gan B có thể dẫn đến những hiểm họa cho thai nhi, bao gồm viêm gan cấp tính và mãn tính, viêm gan mãn tính, và tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi sinh.

Thời điểm tiêm viêm gan B:

  • Mũi 1: tiêm trước khi có thai 7 tháng

  • Mũi 2: tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng

  • Mũi 3: tiêm cách mũi 1 ít nhất 6 tháng

*Lưu ý: Cần xét nghiệm trước khi tiêm

2.6. Tiêm phòng HPV

Ngoài các mũi tiêm phòng trước khi mang thai trên, với phụ nữ dưới 26 tuổi trước khi mang thai cần tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung (HPV) theo chỉ định của bác sĩ

3. Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu? 

Việc tiêm phòng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể được thực hiện ở các Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm tiêm chủng, các Bệnh viện phụ sản hoặc Bệnh viện Đa khoa lớn ở các tỉnh, thành phố.

Trước khi tiêm phòng, bạn cần kiểm tra mình có đang mang thai và miễn dịch bệnh hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình tiêm phòng phù hợp với thời điểm mang thai mong muốn và tình trạng sức khỏe của bạn.

Trong suốt thời kỳ mang thai, phụ nữ sẽ dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn và virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai phụ và em bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng đầy đủ để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App Gpharmacy+ tại App Store , CH Play.

Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 633 516

Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây