Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên kiêng gì?

Thứ năm - 09/11/2023 04:35
Mang thai là một hành trình vô cùng thiêng liêng và sinh con ra được khỏe mạnh là điều mong muốn của mọi gia đình. Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý trước khi mang thai sẽ giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và giúp quá trình thụ thai hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng biết phụ nữ chuẩn bị mang thai nên kiêng gì. Trong bài viết này, G Pharmacy+ sẽ cung cấp những thông tin cần lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để có thai kỳ khỏe mạnh.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên kiêng gì?
Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên kiêng gì?

1. Kiêng cữ trong chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của mẹ là rất quan trọng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Một chế độ ăn không đủ dinh dưỡng hoặc không cân đối có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho thai nhi. Dưới đây là một số loại thực phẩm, đồ uống mà phụ nữ chuẩn bị mang thai nên kiêng:

1.1. Đồ uống có cồn

Đứng đầu danh sách chuẩn bị mang thai nên kiêng gì có thể nói đến chính là rượu, bia.

Đồ uống có cồn, chất kích thích.
Đồ uống có cồn, chất kích thích

Các nhà nghiên cứu chỉ ra việc uống nhiều rượu trong bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt đều làm giảm xác suất thụ thai so với những người không uống rượu. Cụ thể là uống nhiều hơn 6 ly rượu mỗi tuần, uống vừa phải là 3 - 6 ly một tuần và uống say là bốn ly trở lên trong một ngày. Mỗi ly chứa 355 ml bia, 148 ml rượu vang, 44ml rượu mạnh.

 

1.2. Thuốc lá

Hãy ngừng hút thuốc ngay khi có ý định mang thai, thuốc lá không chỉ có hại cho bạn mà còn làm việc thụ thai trở nên khó hơn. Alex Robles, MD, bác sĩ nội tiết sinh sản tại Trung tâm Sinh sản Đại học Columbia , cho biết: “Hút thuốc, vaping và cần sa có thể làm giảm cả chất lượng và số lượng trứng. Các chất độc trong khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh.

1.3. Caffeine

Hiện nay, để bắt đầu một ngày mới tỉnh táo, một tách cà phê buổi sáng là điều không thể thiếu, nhưng đây là một trong những chất kích thích, gây nghiện hàng đầu được cảnh báo không sử dụng đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai.

Caffeine gây hại cho sức khỏe
Caffeine gây hại cho sức khỏe.

Bác sĩ nội tiết sinh sản và chuyên gia về vô sinh tại HRC Fertility's Pasadena, California, cho biết uống một tách cà phê hoặc trà mỗi ngày là an toàn trong quá trình chuẩn bị mang thai và mang thai. Nhưng tốt nhất phụ nữ chuẩn bị mang thai nên kiêng, tránh tiêu thụ hơn 200 miligam caffeine mỗi ngày, vì điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. 

Nếu sử dụng quá nhiều, caffeine có thể gây tác động lớn đến mẹ và thai nhi bao gồm:

  • Làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai

  • Làm giảm chất lượng nhau thai

  • Tăng các triệu chứng ốm nghén

  • Gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi

1.4. Đồ ăn tái, sống

Khi phụ nữ chuẩn bị mang thai nên kiêng, tránh ăn đồ sống sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đồ sống gồm các món như cá sống, hải sản sống, thịt động vật chưa chín, trứng sống hoặc chưa chín, sữa chưa đun sôi, các loại pate, xúc xích. Đồ sống có thể chứa vi khuẩn, virus hoặc các chất ô nhiễm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với thai nhi.

Vi khuẩn gây bệnh như Listeria monocytogenes hoặc Salmonella có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhồi máu não, viêm màng não, sảy thai, vô sinh, hay sinh non. Ngoài ra, đồ sống cũng có thể chứa chất thủy ngân từ cá và hải sản sống, gây hại cho sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi.

1.5. Thực phẩm giàu chất béo và đường

Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên kiêng ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và đường trong chế độ ăn uống của mình. Điều này là cần thiết để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và giảm nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đái tháo đường thai kỳ hoặc tăng cân quá mức.

Vì vậy, nếu thèm đồ ngọt, thay vì sử dụng các loại đồ uống có đường này các bạn nên lựa chọn dung nạp đường từ tự nhiên như ăn nhiều trái cây tươi.

Mẹ bầu không nên uống nước ngọt có gas
Mẹ bầu không nên uống nước ngọt có gas

2. Kiêng cữ trong thói quen sinh hoạt

2.1. Tập thể dục quá mức

Các chị em còn cần nhớ vận động mạnh quá sức cũng là đáp án quan trọng khi hỏi phụ nữ chuẩn bị mang thai nên kiêng gì. Phụ nữ chuẩn bị mang thai thường được khuyến nghị tránh vận động mạnh để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Vận động, tập thể dục giúp rèn luyện sức khỏe rất có ích cho quá trình thụ thai, phòng tránh nguy cơ béo phì. Tuy nhiên, nếu tập thể dục với cường độ cao có thể gây phản tác dụng, có thể làm gián đoạn các hormone cần thiết cho việc sản xuất trứng và rụng trứng ở phụ nữ.

Vì vậy, trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình vận động nào, phụ nữ chuẩn mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Vận động quá sức cản trở quá trình thụ thai
Vận động quá sức cản trở quá trình thụ thai.

2.2. Stress

Yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống là không thể tránh khỏi (giao thông, hóa đơn, gia đình..) và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ thai của người mẹ. Căng thẳng có thể làm giải phóng các hormone như cortisol,và đây là tác nhân tác động đến trục sinh sản và khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, bạn hãy cố gắng giảm căng thẳng bằng cách thực hiện các biện pháp giảm stress như thư giãn, tập thể dục, thực hiện những hoạt động giảm stress như yoga, tham gia các lớp hướng dẫn hỗ trợ trước khi sinh, và tìm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.

Trên đây là tổng hợp kiến thức chuẩn bị mang thai nên kiêng gì để tăng khả năng thụ thai và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Hy vọng các gia đình sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App Gpharmacy+ tại App Store , CH Play.

Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 633 516

Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 Bài viết cùng chủ đề

 

 Chủ đề phổ biến

Tổng hợp Phụ nữ Nam giới Trẻ em Người cao tuổi Bệnh mãn tính Bệnh thường gặp
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây