Những nguyên nhân đau đầu thường gặp nhất và cách cải thiện

Thứ hai - 13/12/2021 03:52
Nói đến đau đầu thì chắc hẳn bất kỳ ai cũng từng một lần gặp phải, mức độ nặng nhẹ khác nhau của mỗi người. Đây là một triệu chứng rất phổ biến, tuy nhiên lại tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm khác. Những cơn đau đầu sẽ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của họ. Do đó cần tìm hiểu rõ đâu là nguyên nhân đau đầu để có những cách khắc phục tốt nhất.

1. Đau đầu là gì?

Đau đầu là một triệu chứng thứ phát, biểu hiện bằng những cơn đau nhức ở phần đầu do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra.
Một số người chỉ bị đau đầu một bên hoặc đau ở vùng thái dương, một số khác có thể bị đau khắp đầu kèm theo một vài triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn. Các cơn đau xuất hiện đột ngột trong một vài phút hoặc kéo dài vài giờ đến vài ngày.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị đau đầu, từ trẻ em đến người già, từ nữ giới đến nam giới. Tuy nhiên, cần lưu ý những đối tượng có nguy cơ gặp cao hơn sau đây:
  • Phụ nữ: Sự thay đổi hormon sinh dục nữ, rối loạn nội tiết tố hay thời kỳ tiền mãn kinh là một trong những nguyên nhân dễ gây ra chứng đau đầu, đau nửa đầu.
  • Người cao tuổi: Những cao tuổi thường hay bị mất ngủ, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương và các cơ quan khác. Các chức năng của hệ thần kinh và não bộ ngày càng kém là cơ hội để những cơn đau đầu xảy ra thường xuyên hơn. Ngoài ra đây còn là đối tượng mắc nhiều bệnh lý nền, là nguyên nhân đau đầu thường gặp nhất.
  • Người lao động nặng: Công nhân, những người thường xuyên phải lao động nặng có liên quan tới cổ, vai gáy, ảnh hưởng xấu đến các cấu trúc xương khớp khu vực này.
  • Nhân viên văn phòng: Nhân viên văn phòng, tài xế… thường phải ngồi quá lâu hoặc làm việc trên máy tính nhiều giờ liên tục. Thường xuyên căng thẳng, áp lực nên dễ bị đau đầu.
    nguyen nhan dau dau 1
    Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ bị đau đầu cao

2. Các dạng đau đầu thường gặp

Đau đầu thường được chia thành 3 loại là đau căng đầu, đau nửa đầu và đau đầu từng cơn. Tùy từng loại đau đầu mình gặp phải mà mỗi người sẽ có các triệu chứng khác nhau như đau dữ dội, đau âm ỉ hoặc đau nhói. Tần suất và thời gian đau cũng khác nhau tùy loại.
  • Đau căng đầu: Những người bị đau căng đầu có mức độ đau từ nhẹ đến vừa, người bệnh sẽ cảm thấy như có một dải băng đang quấn chặt quanh đầu của mình. Cơn đau thường xuất hiện ở cả hai bên đầu và kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn khiến cho người bệnh rất khó chịu và bực mình.
  • Đau nửa đầu: Đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải là tình trạng rất phổ biến, gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Những cơn đau dữ dội, dồn dập với mức độ từ vừa đến nặng và thường chỉ cảm thấy đau một bên đầu. Đặc điểm của những người hay bị đau nửa đầu là khá nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Đôi khi còn có thể gặp triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa. 
  • Đau đầu từng cơn: Người bệnh cảm thấy đau nhức, thường gặp khu trú ở một bên mắt. Những cơn đau bắt đầu từ một bên đầu, xung quanh và từ phía sau mắt, sau đó sẽ nặng dần, có thể kéo dài từ 15 phút đến 3 giờ. Khi bị đau đầu từng cơn còn có thể xuất hiện kèm một vài triệu chứng như sưng mắt, chảy nước mắt, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
    nguyen nhan dau dau 2
    Đau nửa đầu là một dạng đau đầu rất phổ biến với mọi người

3. Các nguyên nhân đau đầu

Đối với mỗi một bệnh lý, điều quan trọng nhất là phải tìm được đâu là nguyên nhân gây bệnh để có thể đưa ra những phương án điều trị phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân. Với tình trạng đau đầu cũng vậy, cần xác định rõ nguyên nhân đau đầu để có cách xử lý tốt nhất.
Có hai nhóm nguyên nhân đau đầu chính là nguyên phát và thứ phát.

3.1. Đau đầu nguyên phát

Đau đầu nguyên phát chiếm tới 90% nguyên nhân đau đầu. Đau đầu nguyên phát không phải do tổn thương cấu trúc não bộ hay không do nguyên nhân thực thể. Có nhiều loại đau đầu thuộc nhóm đau đầu nguyên phát, bao gồm:
  • Đau nửa đầu Migraine
  • Đau từng cụm
  • Đau do căng cơ
  • Đau khi gắng sức, khi ngủ
  • Đau nửa đầu liên tục,...
Các hoạt động hóa học bên trong não bộ, các dây thần kinh hoặc các mạch máu xung quanh hộp sọ, các cơ vùng đầu và cổ có thể đóng vai trò trong tình trạng đau đầu nguyên phát.
Một số nguyên nhân đau đầu bắt nguồn từ lối sống kích hoạt các cơn đau nguyên phát được biết đến bao gồm:
  • Lạm dụng rượu, bia, sử dụng đồ uống chứa caffein
  • Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không khoa học
  • Thường mang nhiều lo âu, suy nghĩ, phiền muộn
  • Hay bị căng thẳng, stress do áp lực từ học tập, công việc
  • Đứng, ngồi hoặc nằm sai tư thế làm ảnh hưởng đến cổ, lưng và mắt
  • Các yếu tố từ môi trường xung quanh như ánh sáng mạnh, tiếng ồn hoặc do thời tiết thay đổi thất thường
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có vai trò đối với tình trạng đau đầu, đặc biệt là bị đau nửa đầu. Hầu hết thanh thiếu niên và trẻ em bị đau đầu thường có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh.
nguyen nhan dau dau 3
Lạm dụng rượu bia cũng là một nguyên nhân đau đầu thường gặp ở nhiều người
 

3.2. Đau đầu thứ phát

Khác với đau đầu nguyên phát, đau đầu thứ phát là những cơn đau xuất phát từ một bệnh lý cụ thể gây ra, một số nguyên nhân đau đầu thứ phát bao gồm:
  • Các bệnh lý hệ thần kinh: U não, viêm màng não - mạch máu não, chấn thương sọ não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, xuất huyết nội sọ, giãn mạch, tê buốt não...
  • Đau do bệnh nội khoa: Bệnh tim mạch, bệnh nội tiết, bệnh tiêu hóa, thiếu máu não…
  • Đau do các bệnh về mắt, tai mũi họng, nha khoa, cơ xương khớp,..
  • Đau do bệnh toàn thân như: Nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính, nhiễm độc, say nắng,..
  • Hoảng loạn, sợ hãi, căng thẳng tâm lý

4. Khi bị đau đầu cần xử lý như thế nào

Đối với những cơn đau đầu không xuất phát từ các bệnh lý cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, khi gặp phải tình trạng này cần nắm được những cách khắc phục đơn giản dưới đây để hạn chế những cơn đau.
  • Giữ tinh thần thư giãn, thoải mái, giải tỏa những căng thẳng và stress
  • Xoa bóp hai bên huyệt thái dương hoặc chườm đá
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng tuần hoàn máu não
  • Uống nhiều nước, khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày
  • Bỏ rượu bia, không hút thuốc, hạn chế uống chè, cà phê
  • Xây dựng một chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và các chất cần thiết. Ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất
  • Có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ sau mỗi ngày làm việc vất vả
  • Không được lạm dụng thuốc giảm đau, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào
    nguyen nhan dau dau 4
    Thường xuyên tập thể dục, thể thao để cải thiện chứng đau đầu
Cần xác định được nguyên nhân đau đầu để loại bỏ được tận gốc, giúp cải thiện sức khỏe và hạn chế những cơn đau gây khó chịu cho mọi người. Để phòng ngừa tốt nhất những cơn đau đầu, người bệnh nên bổ sung các sản phẩm bổ trợ cho não bộ.
Sản phẩm Ích não An Hưng của công ty dược phẩm An Hưng là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang gặp vấn đề về suy giảm chức năng của não bộ. Với nhiều công dụng như: cải thiện tình trạng thiếu máu não, chống gốc tự do, tăng cường chức năng não bộ, giúp an thần, bảo vệ tế bào thần kinh, bảo vệ mắt… Ngoài ra, Ích não An Hưng tự tin là sản phẩm hoạt huyết đầu tiên nghiên cứu liều chuyên biệt cho ban ngày và ban đêm. Với ginkgo biloba liều tiêu chuẩn được nhập khẩu từ Pháp cùng các loại thảo dược sẽ giúp hoạt huyết, bổ não và phòng chống tai biến.
Hy vọng với bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về chứng đau đầu, biết được rõ các nguyên nhân đau đầu và cách xử lý khi cần thiết. Nếu vẫn hay bị đau hoặc gặp các triệu chứng bất thường khác, hãy tới ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị từ sớm.
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng! 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 Bài viết cùng chủ đề

 

 Chủ đề phổ biến

Tổng hợp Phụ nữ Nam giới Trẻ em Người cao tuổi Bệnh mãn tính Bệnh thường gặp
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây