Những dấu hiệu đột quỵ cần phải biết trước khi quá muộn

Thứ hai - 27/12/2021 04:53
Đột quỵ là một bệnh vô cùng nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có thể gây tử vong và để lại rất nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Đây là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Vậy thế nào là đột quỵ? Những dấu hiệu đột quỵ cần phải biết bao gồm những gì? Để biết rõ hơn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do gián đoạn hoặc giảm cung cấp máu khiến cho não bộ bị thiếu hụt oxy và dưỡng chất cần thiết để nuôi các tế bào.
Chỉ trong vài phút không được cung cấp máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần với số lượng ngày càng nhiều. Do đó, trong cấp cứu đột quỵ thì thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng. 
Người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức, nếu thời gian càng lâu thì số lượng tế bào não chết đi ngày càng nhiều và ảnh hưởng nặng nề tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí có thể tử vong.
Hầu hết những người sau khi đột quỵ đều bị suy giảm sức khỏe hoặc mắc những di chứng như: mất ngôn ngữ, tê liệt hoặc khó cử động một phần cơ thể, rối loạn cảm xúc…
Có 2 loại đột quỵ bao gồm:
  • Đột quỵ do thiếu máu. Đây là tình trạng hình thành các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch khiến cho quá trình lưu thông máu lên não bị cản trở. Có đến 85% tổng số ca đột quỵ là do thiếu máu não cục bộ.
  • Đột quỵ do xuất huyết. Đây là tình trạng các mạch máu đến não bị vỡ, rách khiến cho máu chảy ồ ạt gây nên xuất huyết não. 

2. Đột quỵ do những nguyên nhân nào gây ra

Đột quỵ có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó bao gồm nguyên nhân bệnh lý và các yếu tố không phải bệnh lý. Bao gồm:
Các yếu tố không phải bệnh lý:
  • Tuổi tác: Đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai, tuy nhiên người cao tuổi có nguy cơ mắc cao hơn người trẻ tuổi
  • Giới tính: Ở nam giới thường có nguy cơ cao hơn nữ giới
  • Tiền sử gia đình: Những ai có người thân trong gia đình đã từng bị đột quỵ có nguy cơ mắc cao hơn người bình thường
  • Yếu tố chủng tộc: Theo một vài thống kê, người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao hơn so với những người da trắng.
    dau hieu dot quy 1
    Những người cao tuổi có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người trẻ tuổi
Các yếu tố bệnh lý.
  • Đái tháo đường: Người gặp các vấn đề liên quan đến bệnh đái tháo đường thường tăng nguy cơ bị đột quỵ
  • Bệnh tim mạch: Những người mắc các bệnh về tim mạch có khả năng đột quỵ cao hơn người bình thường do chức năng của tim suy giảm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu lên não
  • Cao huyết áp: Khi bị cao huyết áp lâu ngày sẽ làm tăng sức ép lên thành động mạch khiến chúng bị tổn thương, tăng nguy cơ xuất huyết não và đột quỵ  
  • Thiếu máu não: Thiếu máu não được coi là một cơn đột quỵ nhẹ, xảy ra khi một phần của não không được cung cấp đủ lượng máu để nuôi dưỡng. Sự hình thành của các cục máu đông nhỏ sẽ gây bít tắc, cản trở dòng máu lên não.
  • Mỡ máu: Lượng cholesterol cao có thể sẽ tích tụ trên thành động mạch, chúng cản trở và gây tắc nghẽn các mạch máu não
  • Tiền sử đột quỵ: Những ai có tiền sử đột quỵ thì nguy cơ bị ở lần sau cao hơn người bình thường rất nhiều, nhất là trong vòng vài tháng đầu
  • Thừa cân, béo phì: Những người béo phì dễ mắc các bệnh về mỡ máu, tim mạch và cao huyết áp. Do đó nguy cơ bị đột quỵ sẽ cao hơn người bình thường
  • Các yếu tố khác: Hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, ăn uống không lành mạnh hoặc lười vận động cũng làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

3. Dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ rất nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, cần phải nắm rõ những dấu hiệu đột quỵ để có những can thiệp y tế sớm nhất có thể. Điều trị càng sớm càng giảm được nhiều tế bào bị chết và tăng khả năng hồi phục cho bệnh nhân.
Dưới đây là những dấu hiệu đột quỵ mà mọi người cần hết sức lưu ý.

3.1. Dấu hiệu thị lực

Một trong những dấu hiệu đột quỵ cơ bản nhất là dấu hiệu thị lực bị suy giảm. Người bệnh sẽ gặp tình trạng mắt nhìn mờ một bên hoặc cả hai.
Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu này không rõ ràng, chỉ có người bệnh cảm nhận được. Vì vậy khi cảm thấy thị lực của mình đột nhiên có vấn đề, hãy yêu cầu được cấp cứu ngay. Không được chủ quan mà bỏ qua dấu hiệu này.

3.2. Dấu hiệu ở mặt

Dấu hiệu ở mặt cũng là một dấu hiệu nhận biết sớm và đặc trưng nhất của đột quỵ. 
Quan sát gương mặt của người bệnh sẽ thấy méo miệng, biểu hiện không cân xứng, nếp mũi và má bị rũ xuống, nhân trung hơi lệch về một bên… Đặc biệt là khi nói chuyện hoặc cưới nói sẽ thấy rõ được sự thiếu cân xứng và miệng bị méo.
Khi có biểu hiện này hoặc thấy người thân bị, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
dau hieu dot quy 2
Méo miệng là dấu hiệu sớm để nhận biết đột quỵ
 

3.3. Dấu hiệu ở giọng nói

Giọng nói bất thường cũng là một trong những dấu hiệu đột quỵ ở nhiều người. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở giọng nói như: khó mở miệng nói, môi lưỡi tê cứng, nói ngọng bất thường, phải gắng sức mới nói được, khó khăn trong việc phát âm…
Nếu cảm thấy bản thân đang gặp tình trạng này hãy tự mình kiểm tra bằng việc lặp lại một cụm từ, nếu nói líu hoặc không thể phát âm thì rất có thể đây là dấu hiệu sớm để nhận biết đột quỵ.

3.4. Dấu hiệu thần kinh

Một trong những dấu hiệu đột quỵ xuất hiện sớm và rõ ràng nhất là đau nhức dữ dội. Cơn đau khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu, khó đứng vững, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Bên cạnh những cơn đau đầu dữ dội, người bệnh cũng có thể gặp một số vấn đề khác như: yếu một bên cơ mặt, tim đập nhanh, khó thở, tự nhiên cảm thấy chóng mặt không rõ nguyên nhân,...
Triệu chứng này khá phổ biến ở những bệnh nhân đột quỵ, đặc biệt là những người có tiền sử mắc bệnh đau nửa đầu.
dau hieu dot quy 3
Đau đầu dữ dội là triệu chứng thường gặp của đột quỵ
 

3.5. Dấu hiệu yếu ở tay hoặc chân

Dấu hiệu yếu ở tay hoặc chân do đột quỵ thường xảy ra với một bên của cơ thể. Người bệnh cảm thấy yếu hoặc đột ngột tê mỏi, khó cử động và khó thực hiện các thao tác dù là đơn giản. Việc đi lại cũng khó khăn hơn lúc bình thường.
Nếu nghi ngờ dấu hiệu đột quỵ, người bệnh có thể tự kiểm tra bằng các động tác đơn giản như nhấc chân, nhấc tay...Nếu đột quỵ do tổn thương não trái thì tay chân phải sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại.

3.6. Dấu hiệu nhận thức

Khi các tế bào não bị tổn thương sẽ tác động trực tiếp tới nhận thức của người bệnh. Những dấu hiệu có thể gặp bao gồm: Rối loạn trí nhớ, ù tai, không nghe rõ hoặc không nhận thức được các sự vật sự việc xung quanh mình.

4. Phòng ngừa đột quỵ như thế nào?

Việc phòng ngừa đột quỵ là rất cần thiết đối với bất kỳ ai vì những hậu quả của cơn đột quỵ đối với người bệnh là vô cùng nặng nề, thậm chí cướp đi tính mạng của họ. 
Đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, người cao huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch, có tiền sử bệnh tim mạch… nên có những phương án phòng ngừa chủ động từ sớm.
Dưới đây là các biện pháp giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc đột quỵ mọi người cần chú ý:
  • Kiểm soát huyết áp luôn ở trạng thái ổn định
  • Kiểm soát lượng cholesterol trong máu
  • Ổn định đường huyết
  • Tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe
  • Bỏ hút thuốc, rượu bia và các chất kích thích khác
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ tươi sạch, hạn chế ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ và cholesterol từ động vật
  • Giữ cân nặng ở mức tiêu chuẩn
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần
dau hieu dot quy 4
Kiểm soát huyết áp ở mức ổn định để phòng ngừa đột quỵ

Để phòng ngừa tốt nhất, người bệnh nên bổ sung các sản phẩm bổ trợ cho chức năng và hoạt động của não bộ.
Sản phẩm Ích não An Hưng của công ty dược phẩm Gpharmacy+ là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang gặp vấn đề về suy giảm chức năng của não bộ. Các thành phần như citicoline, taurine, voacanga africana có trong sản phẩm sẽ giúp bảo vệ tế bào thần kinh, tăng năng lượng cho não bộ. Ginkgo biloba liều tiêu chuẩn được nhập khẩu từ Pháp cùng các loại thảo dược được bổ sung sẽ giúp hoạt huyết, bổ não và phòng chống tai biến. Ngoài ra, Ích não An Hưng tự tin là sản phẩm hoạt huyết đầu tiên nghiên cứu liều chuyên biệt cho ban ngày và ban đêm.
Kết luận: Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm do đó mọi người cần hiểu rõ về tình trạng này để có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp. Trên đây là những dấu hiệu đột quỵ phổ biến nhất. Hy vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn đọc có cho mình những lưu ý để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây