Mất tập trung trong công việc: Làm sao để khắc phục?

Thứ năm - 02/12/2021 21:56
Mất tập trung trong công việc là tình trạng bị phân tán tư tưởng bởi những sự việc xung quanh, giảm tiếp nhận thông tin mong muốn hoặc không thể duy trì sự chú ý vào công việc. Đây là nỗi khổ tâm của rất nhiều người và không phải ai cũng biết cách loại bỏ nó khỏi cuộc sống. 

1. Nguyên nhân gây mất tập trung trong công việc

Sự tập trung là chìa khóa của thành công, tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay có vô vàn lý do khiến cho bạn mất tập trung. Hiểu được những nguyên nhân này mới giúp bạn thoát khỏi tình trạng “trên mây” mỗi khi làm việc.
Gốc tự do được sinh ra trong quá trình chuyển hóa để duy trì sự sống của cơ thể hoặc xâm nhập vào cơ thể từ các tác nhân có hại trong môi trường. Gốc tự do tấn công gây chết tế bào thần kinh kéo theo rối loạn dẫn truyền khiến hệ thần kinh suy thoái. Không chỉ vậy, chúng tấn công làm hẹp tắc mạch máu, khiến lưu lượng oxy và dưỡng chất lên não bị thiếu. Từ đó gây nên thiếu máu não, suy nhược thần kinh, là nguyên nhân khiến ta không duy trì được sự tập trung.
mat tap trung trong cong viec 1
Gốc tự do tấn công tế bào gây suy nhược thần kinh
Mất ngủ, thiếu ngủ: Việc thiếu ngủ, mất ngủ sẽ khiến cơ thể kiệt sức do không có thời gian để hồi phục năng lượng. Mất ngủ, ngủ không đủ giấc gây rối loạn điều tiết một số hormone, giảm sự chú ý, giảm tập trung, suy luận kém và gặp khó khăn khi đưa ra phương án giải quyết các vấn đề
Lối sống không khoa học: Nhiều người muốn giải quyết nhanh chóng nên làm việc không ngừng nghỉ, ngược lại khiến não bộ trở nên mệt mỏi, giảm khả năng tập trung và suy nghĩ. Những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống dễ khiến ta bị phân tán tư tưởng bởi suy nghĩ tiêu cực. Không những vậy, tình trạng stress còn làm tăng sinh gốc tự do trong cơ thể. Thói quen xấu như thường xuyên bỏ bữa, lạm dụng rượu bia cũng làm cho não thiếu năng lượng, hệ thần kinh trung ương rối loạn.
Thay đổi nội tiết tố: Sự rối loạn nội tiết tố đặc biệt ở phụ nữ sau sinh (do suy giảm lượng estrogen) thường dẫn đến rối loạn hoạt động của các trung khu có chức năng ghi nhớ, xử lý thông tin ở não. Bên cạnh đó, phụ nữ thường rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm do chưa thích nghi với cuộc sống sau khi sinh con, do đó khả năng tập trung trong công việc cũng giảm sút
Phương pháp làm việc thiếu hiệu quả: mở Internet, mạng xã hội trong giờ làm để tám chuyện, bị cuốn theo những thông tin không liên quan tới công việc; làm việc không có trình tự, làm nhiều việc cùng lúc dẫn đến quá tải, ...

2. Mất tập trung khi làm việc có tác hại gì?

Mất tập trung khi làm việc gây ảnh hưởng rất lớn tới công việc của người bệnh. Không chỉ vậy, thường xuyên mất tập trung còn là dấu hiệu cảnh báo hoạt động của hệ thần kinh và não bộ đang gặp vấn đề, tức là sức khỏe đang gặp nguy hiểm.
Mất tập trung gây gián đoạn quá trình lưu trữ thông tin ở não, trong thời gian dài sẽ xuất hiện suy giảm trí nhớ. Điều này khiến người bệnh làm việc dễ sai sót, giảm khả năng nắm bắt và ghi nhớ thông tin. Thời gian làm việc sẽ bị kéo dài và công việc thì không thể đạt hiệu quả. Đặc biệt, đối với những người làm nghề lái xe hay vận hành máy móc thì sự mất tập trung và kém tỉnh táo có thể gây ra tai nạn liên quan tới tính mạng.
Tình trạng này liên tiếp tái diễn và không được điều trị sẽ tiến triển thành sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ khiến người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ, vận động, mất khả năng tự phục vụ được những nhu cầu cơ bản của bản thân, tính khí thất thường, phải phụ thuộc người khác và có nguy cơ tử vong. Do đó, những người chăm sóc và sống cùng người bệnh cũng phải chịu nhiều khó khăn và áp lực trong việc chăm bệnh.

3. Khắc phục tình trạng mất tập trung trong công việc

Một số giải pháp sau đây sẽ giúp tâm trí của bạn chịu “ở yên” mỗi khi làm việc thay vì “đi lang thang” với đủ thứ chuyện chẳng hề liên quan. 

3.1 Tập thói quen sinh hoạt điều độ

Lối sống lành mạnh, trong sạch làm giảm bớt những căng thẳng và áp lực thường ngày. Tinh thần vui vẻ, hứng khởi sẽ giúp bạn có một ngày làm việc hiệu quả.
Phân bố thời gian ngủ nghỉ đủ giấc, ăn uống đủ bữa, đúng giờ
Rèn luyện thể lực đều đặn với các bài yoga, chạy bộ, tập thể thao,..
Dành thời gian thư giãn, thực hiện sở thích: đọc sách, nghe nhạc, thiền, vẽ tranh, học ngoại ngữ,...
mat tap trung trong cong viec 3
Chế độ nghỉ ngơi giúp cơ thể hồi phục năng lượng

3.2 Chế độ dinh dưỡng giúp tăng khả năng tập trung

Những chất được bạn nạp vào cơ thể hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng để có hệ thần kinh khỏe mạnh và duy trì tinh thần tỉnh táo.
Bổ sung các chất chống oxy hóa từ các loại rau củ quả (ví dụ vitamin A,C,E, resveratrol, anthocyanin,..), omega-3 từ một số loài cá thu, cá hồi,... để ngăn tác hại của gốc tự do - loại bỏ tận gốc nguyên nhân của nhiều bệnh gây hại cho hệ thần kinh.
Vitamin B1 (có trong ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, trứng gà, thịt bò) và vitamin B6 (chuối, cà rốt, phô mai, thịt gà, cá ngừ): tham gia sản sinh chất dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh, tim mạch mang đến hiệu quả tốt.
Caffeine (có trong cà phê, cacao, trà): kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp con người tỉnh táo và tăng cường tập trung. Tuy nhiên, lạm dụng caffeine gây lo lắng, bồn chồn, run rẩy, nhịp tim không đều và khó ngủ. Chỉ nên uống tối đa 1-2 ly cà phê mỗi ngày, trước khi ngủ tối thiểu 6-9 tiếng. 
Không uống rượu bia bởi đây là chất ức chế làm đình trệ và rối loạn thần kinh trung ương.
mat tap trung trong cong viec 2
Cung cấp đầy đủ protein và vitamin giúp tăng tập trung

3.3 Phương pháp làm việc khoa học

Không nên cố gắng hoàn thành nhiều việc cùng lúc bởi suy nghĩ của bạn sẽ bị chia ra nhiều hướng, không thể tập trung vào một việc cụ thể. Lập kế hoạch rõ ràng về những việc cần phải làm sau đó hoàn thành lần lượt giúp cho sự tập trung vào mỗi việc đều đạt tối đa.
Bên cạnh đó, ngắt kết nối khỏi mạng xã hội, ngừng tiếp nhận những thông tin không liên quan trong thời gian làm việc là cách vô cùng hiệu quả giúp bạn tập trung vào việc mình đang làm.

3.4 Sử dụng các dưỡng chất tốt cho não bộ

Nếu tình trạng mất tập trung trong công việc của bạn là do suy nhược thần kinh hoặc thiếu máu não thì việc bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ là biện pháp hiệu quả nhất để điều trị nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một vài hoạt chất tiêu biểu rất tốt cho thần kinh và não bộ.
Ginkgo biloba ngăn chặn các gốc tự do, làm giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu ở não và cả cơ thể. Lợi ích cải thiện lưu thông máu và giảm các triệu chứng chóng mặt ù tai của Ginkgo biloba giúp tăng cường trí nhớ, minh mẫn tinh thần, do đó tăng khả năng tập trung. 
Resveratrol là chất chống gốc tự do, ngăn oxy hóa mỡ xấu, và chống hình thành huyết khối, giúp mạch máu thông thoáng. Resveratrol có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh, ngăn ngừa bệnh Alzheimer. 
Citicoline giúp thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp các phospholipid trong màng tế bào thần kinh, giảm hình thành gốc tự do, tăng sự trao đổi chất ở não, tác dụng bảo vệ thần kinh trong tình trạng thiếu oxy và thiếu máu cục bộ. 
Taurine tham gia vào các men và chất chuyển hóa bên trong tế bào thần kinh, giúp tế bào làm việc chính xác hơn và bảo vệ các cấu trúc của tế bào khỏi bị hư hại do các gốc oxy hóa.
Voacanga africana là chất chống gốc tự do bảo vệ tế bào thần kinh, tăng dẫn truyền thần kinh giúp tăng chức năng nhận thức. Đồng thời ngăn chặn sự tích lũy các peptide beta-amyloid trong tế bào thần kinh, một hiện tượng liên quan đến bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer
Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc, bạn cần phải đến khám ở các cơ sở y tế và được bác sĩ tư vấn về liều dùng cũng như cách dùng.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin và một số biện pháp để giải quyết tình trạng mất tập trung trong công việc. Mong rằng những kiến thức được cung cấp sẽ giúp bạn có được sự tập trung tối đa và sớm đạt được thành công mà bạn mong muốn.
Chào bạn! Chúng tôi là GPharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App Gpharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 0985.022.240
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây