Dị tật thai nhi nguyên nhân và cách phòng ngừa

Thứ năm - 09/11/2023 03:20
Theo thống kê từ Bộ Y tế, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng hơn 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy dị tật thai nhi nguyên nhân do đâu là vấn đề mọi người luôn quan tâm. Các mẹ hãy theo dõi bài viết được các Chuyên gia G Pharmacy+ tổng hợp dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Dị tật thai nhi nguyên nhân
Dị tật thai nhi nguyên nhân

1. Dị tật thai nhi là gì ?

Dị tật thai nhi là những bất thường về cấu trúc hay chức năng của em bé xuất hiện ngay từ trong bào thai. Những dị tật này có thể được xác định trước khi sinh, mới sinh hoặc sau này trong cuộc sống.

Dị tật thai nhi hiện nay đang có xu hướng gia tăng nhanh. Một số dị tật thường gặp như: 

  • Hội chứng Down

  • Sứt môi, hở hàm ếch

  • Bệnh tim bẩm sinh

  • Hội chứng Edwards

  • Dị tật ống thần kinh

2. Dị tật thai nhi nguyên nhân do đâu ?

Theo các chuyên gia, dị tật thai nhi nguyên nhân chủ yếu do:

2.1. Dị tật thai nhi nguyên nhân do yếu tố di truyền

Đột biến gen trong di truyền có thể gây ra dị tật thai nhi. Một số dị tật thai nhi có thể được truyền từ thế hệ cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình. Nếu cha hoặc mẹ mang gen bệnh (có hoặc không biểu hiện ra bên ngoài) hoặc  có người thân có tiền sử bị bệnh thì con/cháu sẽ có khả năng cao bị di truyền gen bệnh. Ví dụ như Hội chứng Down.

Ngoài ra, tỉ lệ nguy cơ dị tật cao hơn ở những cặp vợ chồng có quan hệ cận huyết. Những bất thường về gen sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, trẻ bị dị tật, thiểu năng hay thậm chí là tử vong.

di tat thai nhi nguyen nhan 2
Đột biến gen gây dị tật thai nhi

2.2. Mang thai khi tuổi đã cao

Khi bố mẹ ở những độ tuổi cao thì chất lượng trứng và tinh trùng càng ngày càng giảm. Khi đó các tế bào trong cơ thể chịu ảnh hưởng của quá trình lão hóa và không thể tổng hợp và sửa chữa DNA hiệu quả. Điều này có thể tăng nguy cơ gây ra gen đột biến ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Theo thống kê mới nhất, những phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi có nguy cơ sinh con mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh cao hơn những người ít tuổi. Đặc biệt là những phụ nữ ngoài 45 thì tỉ lệ mắc còn cao hơn rất nhiều.

Ngoài ra, ở đàn ông trên 40 tuổi khi sinh con sẽ có tỉ lệ con mắc các bệnh như thiểu năng, tự kỉ, suy yếu não,... cao gấp 6 lần so với những người trong độ tuổi 30.    

2.3. Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Thời kỳ mang bầu đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng phải nạp vào cao hơn bình thường. Nếu người mẹ không đảm bảo đủ các dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi thì đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi.

Một số dưỡng chất liên quan đến dị tật thai nhi:

  • Thiếu axit folic làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc dị tật ống thần kinh. Mẹ bầu nên bổ sung 400mcg/ngày trước và 3 tháng đầu thai kỳ; 600mcg/ngày vào 6 tháng cuối thai kỳ.

  • Thiếu canxi có thể làm thai nhi bị mắc các dị dạng về xương và răng. Nhu cầu canxi của mẹ bầu thay đổi theo từng giai đoạn: 3 tháng đầu: 800mg/ngày; 3 tháng giữa: từ 1000 - 1200mg/ngày; 3 tháng cuối: từ 1.200 - 1.500 mg/ngày.

  • Thừa vitamin A: Mẹ mang bầu không nên tiêu thụ quá nhiều vitamin A, vì quá liều vitamin này có thể gây dị tật thai nhi, đặc biệt là về tim và mắt. Theo WHO, liều khuyến cáo an toàn là 2.664 đv (IU)/ngày.

  • Thiếu iốt: Iốt là một chất cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Thiếu iốt có thể gây dị tật về não và hạn chế khả năng tư duy của thai nhi. Liều khuyến cáo cho mẹ bầu là 220mcg/ngày.
di tat thai nhi nguyen nhan 3
Dinh dưỡng trong thai kỳ là rất quan trọng

2.4. Dị tật thai nhi nguyên nhân do môi trường sống

Khi mang thai, nếu môi trường xung quanh bị ô nhiễm thì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây dị tật thai nhi. Nếu mẹ bầu thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc lá, thuốc trừ sâu, chì, thủy ngân, chất phóng xạ,...sẽ làm tăng nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng và mắc dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, tia X khi chụp X - quang có thể gây dị tật thai nhi nghiêm trọng. 

Khi mang thai, chị em nên tránh xa các khu vực có nguồn chất thải nguy hiểm như lò luyện, các hầm, mỏ,...

2.5. Mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm như giang mai và rubella là nguyên nhân trực tiếp gây dị tật ở thai nhi. Đặc biệt, nếu mẹ mắc phải trong 3 tháng đầu thì nguy cơ cao trẻ sẽ mắc dị tật tim bẩm sinh, điếc, đục thủy tinh thể,...

Bên cạnh đó, các dị tật của trẻ cũng có mối quan hệ mật thiết đến tiểu đường thai kỳ, lupus ban đỏ khi mẹ mắc phải. 

2.6. Sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ

Mang thai là thời kỳ nhạy cảm (đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ) mẹ bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc. Sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy nếu không may bị bệnh trong thai kỳ thì các mẹ hãy đi thăm khám để được điều trị theo phương pháp phù hợp và không gây nguy hiểm cho em bé.

Trong thai kỳ các mẹ bầu còn được các bác sĩ chỉ định dùng thêm một số loại vitamin, khoáng chất để cho em bé được phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên vẫn có một số chị em tự ý mua thuốc về bổ sung hay dùng các thuốc theo  kinh nghiêm dân gian chưa được khoa học chứng minh. Việc này có thể mang lại hậu quả rất nghiêm trọng.

Ngoài ra, nếu chị em đang mắc một số bệnh như tim mạch, cao huyết áp, lao, bệnh thần kinh,... thì nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn cũng như đưa ra các liệu trình điều trị/ thay đổi thuốc phù hợp và an toàn hơn.

di-tat-thai-nhi-nguyen-nhan-4
Dùng thuốc bừa bãi tăng nguy cơ dị tật thai nhi

3. Phương pháp phòng ngừa

Từ những nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi, để phòng tránh chúng ta cần phải thực hiện theo 2 giai đoạn sau:

3.1. Trước mang thai

  • Hãy đi khám sức khỏe tiền hôn nhân và tiền mang thai để sàng lọc và phát hiện những yếu tố bất thường có thể liên quan đến di truyền.

  • Bổ sung acid folic từ sớm để giảm tỉ lệ dị tật ống thần kinh.

  • Tiêm phòng vắc xin để tránh được những bệnh nghiêm trọng như cúm, viêm gan B, thủy đậu, Sởi - quai bị - Rubella,...

  • Ăn uống lành mạnh để đảm bảo cơ thể thật khỏe mạnh trước thai kỳ.

3.2. Khi mang thai

  • Đảm bảo môi trường sống an toàn, trong lành, tránh xa các nguồn hóa chất độc hại.

  • Khám thai định kỳ giúp nắm bắt và phát hiện sớm dị tật thai nhi, để bác sĩ có thể đưa ra cách xử lý kịp thời.

  • Hãy nói không với các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,...

  • Bổ sung hợp lý theo chỉ định của bác sĩ các vitamin, khoáng chất cần thiết để tránh bị thiếu hụt hay dư thừa trong quá trình mang thai.

  • Không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu không may mắc bệnh, mẹ bầu hãy đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị bằng phương pháp phù hợp, an toàn cho thai nhi.
    di-tat-thai-nhi-nguyen-nhan-5
    Nói không với các chất kích thích khi trong thai kỳ

Bài viết trên là những nguyên nhân gây dị tật thai nhi phổ biến được các chuyên gia G Pharmacy+ tổng hợp. Hiểu được rõ nguyên nhân sẽ giúp các mẹ bầu phòng tránh và có thể chuẩn bị thật tốt trước và trong thai kỳ. Hãy chia sẻ cho mọi người nếu bạn thấy bài viết này hữu ích !

Mọi thắc mắc cần được tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951

Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 Bài viết cùng chủ đề

 

 Chủ đề phổ biến

Tổng hợp Phụ nữ Nam giới Trẻ em Người cao tuổi Bệnh mãn tính Bệnh thường gặp
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây