Chuỗi nhà thuốc thương hiệu, chuỗi nhà thuốc lớn nhất việt nam, chuỗi nhà thuốc, Chuỗi hệ thống nhà thuốc công nghệ, Chuỗi hệ thỗng nhà thuốc, Nhà thuốc công nghệ
Chăm sóc sức khỏe chủ động, chăm sóc sắc đẹp chủ động, Chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động, Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động, chuỗi nhà thuốc pharmacity, các nhà thuốc lớn ở tphcm, nhà thuốc tận tâm, nhà thuốc 4.0
Đột quỵ là bệnh lý mạch máu não vô cùng nguy hiểm. Phát hiện sớm các dấu hiệu của đột quỵ giúp giảm khả năng tử vong và ngăn ngừa các biến chứng. Bài viết này, chúng tôi chia sẻ về các dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày nhất định bạn không được chủ quan.
1. Tìm hiểu về đột quỵ
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng tổn thương não bộ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn, tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng dẫn đến rối loạn chức năng.
Dựa vào nguyên nhân gây giảm lưu lượng tuần hoàn máu não dẫn đến đột quỵ, người ta chia đột quỵ ra làm 2 loại:
+ Đột quỵ thiếu máu cục bộ (nhồi máu não): do mảng xơ vữa và huyết khối hình thành gây tắc mạch, ngăn cản dòng máu nên não.
+ Đột quỵ xuất huyết (xuất huyết não): do một số mạch máu não suy yếu và vỡ ra, máu rò rỉ và thấm vào mô não, gây chèn ép, phù nề và tổn thương các tế bào não.
85% trường hợp đột quỵ là do thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết chỉ chiếm 15%, tuy nhiên lại chiếm đến 30% số ca tử vong do đột quỵ.
Người ta ước tính trên thế giới, cứ 40 giây lại có một người bị đột quỵ, trong đó cứ 4 phút lại có một người bị tử vong. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch máu não, trong đó tỷ lệ tử vong là 50%, còn lại 45% bệnh nhân phải sống chung với các biến chứng nặng nề:
+ Yếu cơ, liệt tay chân hoặc thậm chí là liệt nửa người. Bệnh nhân mất khả năng vận động, thường phải nằm yên ở một chỗ, lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng, viêm loét da
+ Khó nuốt dẫn đến tình trạng hóc và sặc thức ăn, khó thở, co thắt phế quản,… Phế quản bị ứ đọng đờm rãi, lưu thông đường thở kém có thể gây viêm phổi
+ Rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn xúc giác: đau, tê bì tay chân, cảm giác châm chích
+ Các biến chứng thần kinh như: đau nhức đầu, suy giảm trí nhớ và nhận thức, động kinh co giật và sa sút trí tuệ
+ Rối loạn ngôn ngữ: khó khăn trong giao tiếp, nói lắp, nói ngọng, …
+ Rối loạn cảm xúc và trầm cảm
2. Các dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày
Đột quỵ vô cùng nguy hiểm vì nguy cơ tử vong cao và các di chứng nặng nề để lại. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp giảm rủi ro trên bệnh nhân. Đột quỵ đôi khi có các dấu hiệu cảnh báo trước 1 tuần thậm chí là 1 tháng. Để hạn chế và phòng ngừa tốt nhất đột quỵ, bạn nên tìm hiểu để nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày sau đây:
2.1. Mặt sưng, miệng méo
Một số người trước cơn đột quỵ thường gặp các dấu hiệu trên khuôn mặt như: mặt sưng, hai bên má xệ xuống, miệng méo lệch về một bên. Các dấu hiệu này càng rõ khi bệnh nhân cười lên.
2.2. Hoa mắt chóng mặt, đau đầu
Hoa mắt chóng mặt, đau đầu là các triệu chứng vô cùng phổ biến và thường bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác: rối loạn tiền đình, hạ huyết áp, … hoặc do căng thẳng mệt mỏi. Vì vậy, người bệnh thường có tâm lý chủ quan. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ và bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu trình trạng này lặp lại thường xuyên hoặc cơn đau đầu dữ dội.
2.3. Thường tức ngực, khó thở
Ngoài đau đầu, bệnh nhân có thể cảm thấy đau tức ở ngực. Tính chất đau ở mỗi người cũng không giống nhau, có thể cảm thấy nhói buốt hoặc cảm giác bị đè nén.
Bên cạnh đó, việc mạch máu bị tắc nghẽn cũng ảnh hưởng đến tim và phổi do thiếu oxy khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi thở, hơi thở ngắt quãng.
2.4. Tăng huyết áp khó kiểm soát
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Khi huyết áp tăng, áp lực lên thành mạch máu tăng làm suy yếu và tổn thương thành mạch, thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa không ổn định là điều kiện hình thành huyết khối gây tắc mạch và dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, kiểm soát huyết áp là vấn đề cần được lưu tâm để cơn đột quỵ không ập đến bất ngờ.
2.5. Mệt mỏi kéo dài
Tình trạng này cũng thường bị nhầm lẫn với suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, suy nhược cơ thể chỉ cần nghỉ ngơi điều độ và bổ sung dinh dưỡng là có thể phục hồi, mệt mỏi do đột quỵ kéo dài không rõ nguyên nhân và không thể cải thiện.
Nguyên nhân của vấn đề này là do sự lưu thông máu ở các mạch máu bị gián đoạn, tim phải hoạt động nhiều hơn khiến bạn dễ cảm thấy mất sức, mệt mỏi dù chỉ là các vận động nhẹ nhàng.
2.6. Tê bì chân tay, yếu một bên cơ thể
Máu lưu thông kém đến các chi chứa mạch máu nhỏ và xa trung tâm, cộng với rối loạn cảm giác do tổn thương hệ thần kinh trung ương là nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay. Người bệnh sẽ có cảm giác châm chích hoặc râm ran như kiến bò. Lâu dần bắt đầu cảm thấy yếu cơ, khó khăn trong đi lại và vận động.
2.7. Thị lực và thính lực suy giảm
Một trong những dấu hiệu thường gặp cảnh báo đột quỵ là suy giảm thị lực. Tầm nhìn của người bệnh bị hạn chế do nhìn mờ, nhìn đôi, ruồi bay hoặc thậm chí là ảo giác.
Ở một số trường hợp khác, thính giác cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là tình trạng ù tai. Người bệnh ngồi trong phòng kín gió và yên tĩnh vẫn nghe thấy tiếng ù ù hoặc âm thanh lạ trong tai.
2.8. Khó phát âm, nói ngọng
Môi khô và miệng cứng dẫn đến tình trạng khó nói, giọng nói khác lạ hoặc méo tiếng khi phát âm. Dấu hiệu này rất khó nhận biết, khi rõ ràng thậm chí cơn đột quỵ đã đang đến rất gần bạn.
2.9. Gặp cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua
Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua còn được gọi là cơn đột quỵ nhỏ, xảy ra khi gián đoạn lưu lượng máu lên não, thường kéo dài dưới 5 phút. Các triệu chứng của thiếu máu cục bộ thoáng qua giống với đột quỵ nhưng thường diễn biến trong thời gian ngắn hơn và biến mất hoàn toàn trong 10 đến 20 phút: chóng mặt choáng váng, đau đầu, tê bì tay chân, yếu cơ, méo miệng, khó nói, … Vì vậy, người bệnh thường chủ quan và bỏ qua các triệu chứng này.
Tuy nhiên, ⅓ trường hợp bị đột quỵ nhẹ không được điều trị sẽ gặp cơn đột quỵ trong vòng 1 năm. 20% những người gặp cơn đột quỵ nhỏ sẽ bị đột quỵ trong vòng 1 - 2 tháng. Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất trong vòng 24h sau khi gặp các triệu chứng này.
3. Các biện pháp phòng ngừa trước dấu hiệu của đột quỵ
Sức khỏe nên được theo dõi thường xuyên, đặc biệt khi bạn phát hiện các dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày. Một lối sống lành mạnh bao gồm việc tiêu thụ các thực phẩm tốt, luyện tập thích hợp và sử dụng các sản phẩm bổ sung không chỉ giúp phòng ngừa đột quỵ mà còn nâng cao sức khỏe.
3.1. Dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn trước hết cần đảm bảo cân bằng các nhóm dinh dưỡng glucid - lipid - protein - vitamin, sử dụng các thực phẩm lành mạnh. Nên uống nhiều nước để làm loãng các cục máu đông và lưu thông máu tốt hơn. Hạn chế sử dụng các chất kích thích thần kinh: cafein (trong cà phê) và đồ uống có cồn.
Để phòng tránh đột quỵ, bạn nên giảm lượng muối và đường trong khẩu phần ăn, hạn chế dùng bơ và mỡ động vật, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Một chế độ ăn tốt cho tim mạch và huyết áp - yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ - mà bạn có thể tham khảo là chế độ ăn DASH:
- Ngũ cốc 6-8 phần/ngày
- Rau củ 4-5 phần/ngày
- Hoa quả 4-5 phần/ngày
- Bơ sữa ít béo 2-3 phần/ngày
- Các loại hạt 4-5 phần/tuần
- Thịt, cá < 6 phần/ngày
- Đồ ngọt < 5 phần/tuần
- Dầu, chất béo 2-3 phần/tuần
3.2. Lối sống lành mạnh
Bạn nên duy trì tập thể dục thường xuyên với các bài tập như: đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,… Một người nên dành thời gian tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần. Vận động giúp các cơ căng giãn và tăng lưu thông máu lên não.
Căng thẳng, lo lắng cũng không tốt cho sức khỏe, vì vậy bạn cần có kế hoạch kiểm soát tốt stress: sắp xếp công việc, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, trồng cây hoặc nuôi thú cưng, chia sẻ với bạn bè, …
Bên cạnh đó, cần loại bỏ các thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc lá, …
3.3. Kiểm soát các chỉ số sức khỏe
Huyết áp nên được kiểm tra hàng ngày, đặc biệt là những người có tiền sử tăng huyết áp. Bệnh nhân có thể chuẩn bị các máy đo tại nhà để đo nhiều lần trong ngày, ghi chép lại để theo dõi sự thay đổi và phát hiện bất thường.
Ngoài ra, bạn cũng nên khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi các chỉ số sức khỏe và có các biện pháp điều trị kịp thời
3.4. Sử dụng các sản phẩm dự phòng đột quỵ
Các sản phẩm dự phòng đột quỵ thường tập trung vào tác dụng tăng cường tuần hoàn não (khi có nguy cơ bị tai biến do tắc mạch), cung cấp dưỡng chất và bảo vệ tế bào thần kinh, từ đó hỗ trợ phòng ngừa cũng như cải thiện các dấu hiệu của đột quy: đau đầu, chóng mặt, tê bì tay chân, …
Ích não An Hưng là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển từ các thành phần thảo dược tự nhiên, giúp phòng ngừa đột quỵ. Chiết xuất Ginkgo Biloba giúp tăng cường lưu thông máu não, giảm hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Cúc thơm (Feverfew) có tác dụng giãn cơ trơn mạch máu và giảm đau đầu. Resveratrol là một chất chống oxy hóa mạnh, loại bỏ tận gốc nguyên nhân là các gốc tự do, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông. Voacanga Africana cũng có tác dụng giảm stress oxy hóa và bảo vệ tế bào thần kinh. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung các vitamin tốt cho hoạt động của não bộ: vitamin B1 và B6. Ích não An Hưng sử dụng cho những trường hợp bị thiếu máu não, người có nguy cơ cao bị đột quỵ và hỗ trợ hồi phục cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.
Đột quỵ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Hiểu và nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày giúp bạn phát hiện sớm và ngăn ngừa kịp thời cơn đột quỵ xảy ra. Để phòng ngừa đột quỵ, ngoài thay đổi chế độ ăn và lối sống, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ dự phòng như Ích não An Hưng. Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!