Bị thiếu máu lên não: triệu chứng và cách điêu trị

Thứ năm - 02/12/2021 03:58
Bị thiếu máu lên não là bệnh lý ngày càng phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa theo thời gian. Các triệu chứng từ nhẹ cho đến nặng có thể làm ảnh hưởng đến các chức năng cũng như hoạt động của cơ thể, lâu dần sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng như tai biến, đột quỵ…..

1.Thiếu máu lên não là gì ? 

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu lên não, dẫn tới giảm khả năng cung cấp oxy và  dưỡng chất cho tế bào thần kinh, gây ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng bình thường của hệ thần kinh trung ương.
bi thieu mau len nao 1
Chớ coi thường tình trạng thiếu máu não

2. Các triệu chứng thường gặp khi bị thiếu máu lên não?

Biểu hiện của bệnh thiếu máu lên não rất đa dạng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số triệu chứng điển hình có thể gặp như:
✔ Hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột
✔ Đau đầu âm ỉ liên tục hoặc từng cơn 
✔ Giảm trí nhớ, tư duy, mất tập trung khi học tập và làm việc
✔ Mất ngủ, nếu kéo dài dễ dẫn đến cảm giác cáu gắt, bức xúc thậm chí là trầm cảm.
✔ Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gặp như: đột ngột méo miệng, yếu tay chân một bên, đột ngột giảm trí nhớ, buồn nôn,.... chính là biểu hiện của thiếu máu lên não cục bộ dễ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu não.
Theo các chuyên gia thần kinh, nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng thiếu máu não là các ‘gốc tự do’. Sự tăng sinh quá mức của gốc tự do trong cơ thể sẽ gây tổn thương cấu trúc tế bào của thành mạch máu, làm hình thành mảng bám thành mạch và cục máu đông. Từ đó có thể gây hẹp hoặc tắc mạch dẫn đến giảm thiểu đáng kể việc lưu thông máu và gây nên tình trạng thiếu máu não.

3. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh?

Thiếu máu não có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tuy nhiên, người cao tuổi, người lao động trí óc nhiều, bận rộn, căng thẳng chiếm tỉ lệ cao nhất.

3.1 Người lao động trí óc: 

Đối tượng này bao gồm: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,...
Do đặc thù trong học tập và công việc, nhóm đối tượng này chủ yếu hoạt động trí óc và làm việc nhiều giờ bên máy tính, là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu não. Ngoài ra còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác như:
+ Áp lực công việc, học tập thi cử khiến mọi người thường xuyên trong tình trạng stress căng thẳng
+ Làm việc trong môi trường độc hại, thiếu không khí
+ Thói quen ăn uống phản khoa học: sử dụng đồ ăn nhanh, đồ uống có ga có cồn, thời gian ăn không đủ, không hợp lý,...
+ Lười vận động, ít thể dục thể thao
+ Thường xuyên thức khuya, làm việc xoay ca gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
Tuy nhiên, vì còn trẻ nên nên đối tượng này thường có tâm lý chủ quan, bỏ qua triệu chứng, đến khi phát hiện bệnh đã trở nặng khiến việc điều trị mất nhiều thời gian và tốn kém.
bi thieu mau len nao 2
Những người lao động trí óc có nguy cơ cao mắc bệnh

3.2 Phụ nữ hiện đại:

Phải đảm đương quá nhiều vai trò cùng quá trình sinh nở khiến tình trạng thiếu máu não ở phụ nữ thêm trầm trọng. Áp lực cuộc sống khiến cơ thể người phụ nữ rơi vào tình trạng mệt mỏi và căng thẳng triền miên. Hậu quả là các động mạch thần kinh bị chèn ép làm suy giảm đáng kể lượng dinh dưỡng và oxy lên não khiến phụ nữ trở thành đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh thiếu máu não.
Thêm vào đó, hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng, quá trình sinh nở khiến phụ nữ mất máu nhiều và chế độ ăn uống thiếu khoa học là những nguyên nhân đặc thù gây ra tình trạng thiếu máu não ở đối tượng này.

3.3 Người trung niên và người già

Theo tổ chức y tế thế giới WHO có tới ⅔ tổng số người ở độ tuổi này mắc bệnh thiếu máu não. Quá trình lão hóa gây ra những nguyên nhân chủ yếu của bệnh như: rối loạn các chức năng não bộ, các bệnh lý về xương khớp, tim mạch tăng cao làm giảm quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong đó có não bộ.
bi thieu mau len nao 4
2/3 số người cao tuổi mắc bệnh thiếu máu não

 4. 6 cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất cho người bị thiếu máu lên não 

Không chỉ gặp các triệu chứng đơn thuần mà hậu quả của thiếu máu não còn nghiêm trọng hơn rất nhiều ( liệt nửa người, liệt tứ chi, suy tim, xung huyết, đột quỵ....). Cùng tìm hiểu các phương pháp sau đây để phòng ngừa và giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả: 

4.1 Thăm khám và kiểm tra sức khỏe

Đây là cách phát hiện bệnh sớm và tốt nhất, nhất là đối với  những người có biểu hiện nghi ngờ hoặc có các bệnh lý nền liên quan như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,.... Việc điều trị sớm và kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh cũng như chất lượng cuộc sống. 
bi thieu mau len nao 5
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để tránh mắc bệnh thiếu máu não 

4.2 Sử dụng thuốc

Hiện nay việc sử dụng thuốc tân dược trong điều trị bệnh đã trở nên quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Với bệnh thiếu máu lên não, một số thuốc có tác dụng tăng lưu lượng máu và cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, không nên sử dụng tùy tiện mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ vì có thể tiềm ẩn những nguy cơ do tác dụng phụ mang lại.

4.3 Phương pháp Đông y

Các bài thuốc cổ truyền có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu... 
Vật lý trị liệu: bấm huyệt, châm cứu, xông hơi, xoa bóp,...
Ngoài ra cần bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ từ các thảo dược quý giúp chống gốc tự do, tăng lưu lượng máu lên não

4.4  Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp

Ăn đủ các loại dưỡng chất cần thiết không những bổ sung năng lượng mà còn giúp duy trì ổn định chức năng trong cơ thể ( não, hệ tuần hoàn, tiêu hóa…)
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị thiếu máu não cần:
♦ Bổ sung đủ sắt để tăng cường quá trình tạo máu
♦ Bổ sung các vitamin và khoáng chất cho cơ thể
♦ Thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, cá trích, cá mòi, tảo biển…)
♦ Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (đậu, hạt, trà, ca cao…)
♦ Thực phẩm giàu nitrat (rau diếp, cải bó xôi…)
Bên cạnh đó, cần hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm, các chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá…)
bi thieu mau len nao 6
Bổ sung thực phẩm có lợi cho người bị thiếu máu não

4.5 Vận động thể lực thường xuyên

Làm tăng quá trình lưu thông máu đến não. 
Với người bị thiếu máu não, cần vận động ít nhất 30 phút/ngày với những bài tập vừa phải, phù hợp với thể trạng như đi bộ, kéo giãn cơ thể, tập yoga, khiêu vũ, đạp xe đạp…
 
bi thieu mau len nao 7 (1)
Vận động thể lực thường xuyên

4.6 Thay đổi lối sống và sinh hoạt một cách tích cực

Thay đổi lối sống và sinhhoatj hợp lý cũng là biện pháp hỗ trợ điều trị thiếu máu não hiệu quả, bằng cách:

♡ Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress, ngủ sớm và đủ giấc
♡ Từ bỏ các thói quen xấu: dùng điện thoại, máy tính quá nhiều, ngủ gối cao,.
♡ Duy trì cân nặng và cơ thể cân đối, hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân
♡ Tham gia các câu lạc bộ hoặc hoạt động ngoài trời 
Bài viết trên đây đã chia sẻ các triệu chứng và phương pháp điều trị, phòng ngừa tình trạng bị thiếu máu lên não. Hy vọng giúp mọi người có cách nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh này. Hãy đồng hành cùng G Pharmacy+ để tiếp tục nâng cao đời sống sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm
Giải đáp thắc mắc: Thiếu máu não nên ăn gì?
Tổng hợp các sản phẩm hoạt huyết dưỡng não tốt nhất  hiện nay
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây