Bệnh suy giảm trí nhớ người già và những điều cần biết

Thứ năm - 02/12/2021 20:54
Bệnh suy giảm trí nhớ người già là một căn bệnh rất phổ biến và ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ. Ở Việt Nam, tốc độ già hóa dân số nhanh đã kéo theo sự gia tăng của các bệnh tuổi già, trong đó suy giảm trí nhớ được xếp vào các bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và các cách phòng chống căn bệnh này.

1. Thế nào là bệnh suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là một trong những bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi. Đây là tình trạng bị não bộ tổn thương hoặc thoái hóa dẫn tới trí nhớ kém dần, không còn minh mẫn và rất mau quên. 
Theo một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 3000 tế bào thần kinh sẽ bị phá hủy mỗi ngày và không có sự tái tạo để thay thế những tế bào đó. Hiện tượng này bắt đầu xảy ra từ ngoài 25 tuổi và càng nhanh hơn khi tuổi cao dần.
Trí nhớ và nhận thức của người cao tuổi kém dần thậm chí họ không thể tự chăm sóc bản thân hay kiểm soát cảm xúc của mình nữa.

2. Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người già

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ người già và được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính, bao gồm:
Do tuổi tác: Tuổi càng cao đồng nghĩa với việc gia tăng tốc độ lão hóa của các cơ quan trong cơ thể, não bộ cũng vậy. Các cơ quan chức năng hoạt động ngày càng kém, não bộ cùng các nơron thần kinh cũng bị lão hóa theo dẫn tới nhiều sự rối loạn phản xạ. Các phản xạ bị rối loạn thường xảy ra là các phản xạ có điều kiện như ghi nhớ, tư duy, tập trung...Nếu không kiểm kiểm soát tốt sẽ bị suy giảm trí nhớ.
Do bệnh lý: Suy giảm trí nhớ ở người già cũng có thể do một số bệnh lý gây nên. Các căn bệnh tuổi già có thể ảnh hưởng tới não bộ và trí nhớ bao gồm: mất ngủ thường xuyên, thiếu máu não, bệnh Alzheimer, tai biến mạch máu não, … Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm hay sử dụng các chất kích thích cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh suy giảm trí nhớ ở người già.
benh suy giam tri nho nguoi gia 1
Bệnh Alzheimer là một trong những nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người già
 

3. Dấu hiệu của bệnh suy giảm trí nhớ ở người già

Người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.. Do đó cần lưu ý những dấu hiệu cảnh bảo để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Các dấu hiệu của bệnh bao gồm:
Suy giảm trí nhớ ngắn hạn: Người cao tuổi có thể nhanh quên các thông tin vừa mới nhận được, nhắc đi nhắc lại nhiều lần một việc gì đó hoặc quên các ngày tháng, sự kiện quan trọng. Thậm chí họ có thể không nhớ ra các thành viên trong gia đình.
Giảm khả năng nhận thức về thời gian và không gian: Những người bị suy giảm trí nhớ thường nhầm lẫn về thời gian và không gian, đôi khi quên mất mình đang ở đâu và vì sao lại ở đó.
Khả năng diễn đạt bị giảm sút: Người cao tuổi khi bị suy giảm trí nhớ thường gọi tên sai các đồ dùng, khó khăn trong việc diễn đạt, nói sai hoặc viết sai. Có thể lặp lại nhiều lần những điều muốn truyền đạt.
Gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày: Các công việc như vệ sinh cá nhân, ăn uống khó thực hiện và cần phải có sự trợ giúp của người khác.
Thay đổi tâm trạng thất thường: Cảm xúc thất thường và không có lý do, họ thường khó chịu, bồn chồn và có thể bị kích động mãnh liệt khi gặp trở ngại về trí nhớ bản thân.

4. Cách phòng chống bệnh suy giảm trí nhớ người già

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh suy giảm trí nhớ người già. Tuy nhiên vẫn có nhiều cách khác nhau để phòng ngừa và cải thiện bệnh nhờ chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

4.1. Duy trì thói quen lành mạnh

Việc duy trì các thói quen lành mạnh rất quan trọng để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già.
Cần cố gắng loại bỏ những áp lực, căng thẳng, lo âu trong cuộc sống để giữ tinh thần lạc quan nhất. Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để đảm bảo não bộ không hoạt động quá sức.
Duy trì việc rèn luyện thân thể đều đặn, chọn các bài tập thể lực phù hợp với bản thân, tốt cho cơ thể và não bộ. Một số bài tập nhẹ nhàng nhưng giúp cải thiện tuần hoàn máu rất tốt mọi người cần lưu lại như đi bộ, ngồi thiền, đi xe đạp, tập dưỡng sinh…
Người cao tuổi nói riêng và mọi người nói chung đều cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các căn bệnh có thể gặp phải như: cao huyết áp, thiếu máu não, tiểu đường, xơ vữa động mạch…
benh suy giam tri nho nguoi gia 2
Tập thể dục là một thói quen tốt giúp cải thiện bệnh suy giảm trí nhớ người già
 

4.2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Đối với những người cao tuổi, không chỉ não bộ mà các cơ quan khác như tiêu hóa, hô hấp cũng đang dần suy yếu. Do đó cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Một vài lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng dành cho người cao tuổi như sau:
Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là từ mỡ động vật như nội tạng, thịt mỡ
Nên bổ sung chất béo dưới dạng omega-3 có nhiều trong các loại cá và quả óc chó
Giảm lượng muối trong đồ ăn
Bổ sung nhiều chất chống oxy hóa,  vitamin (đặc biệt là vitamin B, E) và khoáng chất từ các loại rau củ, hoa quả như nho, việt quất,...
Uống đủ nước
Không uống rượu bia, cà phê hay sử dụng các chất kích thích
Cần phải có một chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa bệnh tật, làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện bệnh suy giảm trí nhớ người già.

4.3. Tham gia các hoạt động kích thích trí não

Các hoạt động kích thích trí não không chỉ dành cho những người trẻ tuổi mà những người cao tuổi cũng nên tham gia.
Có thể rèn luyện trí não dưới nhiều hình thức khác nhau như đọc sách báo, chơi xếp hình, chơi cờ vua, cờ tướng… hoặc kể chuyện và dạy các cháu nhỏ trong gia đình.
Những người cao tuổi cũng nên tìm hiểu về các môn nghệ thuật, nghe nhạc hay học ngoại ngữ để tăng cường trí nhớ, kích thích não bộ hoạt động. 
Đây đều là các hoạt động giúp luyện trí não tuyệt vời, không chỉ cải thiện trí nhớ mà còn giúp họ có thêm những niềm đam mê mới, những niềm vui mới trong cuộc sống.
benh suy giam tri nho nguoi gia 3
Chơi cờ tướng, cờ vua giúp kích thích hoạt động não bộ
 

4.4. Tăng tương tác xã hội

Tích cực tham gia các hoạt động xã hội,cộng đồng hay các câu lạc bộ của người cao tuổi cũng rất tốt cho việc cải thiện trí nhớ. 
Khi tham gia giao lưu với mọi người thì người bệnh sẽ cảm thấy vui vẻ, tinh thần sảng khoái và được thư giãn. Các hoạt động như tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ, chơi các trò chơi tập thể để kích thích não bộ… đều giúp nâng cao tinh thần. Giúp người cao tuổi thoát khỏi những muộn phiền trong cuộc sống, mang đến những khoảnh khắc vui vẻ và thú vị.
Các hoạt động giải trí, tương tác xã hội giúp mọi người gần gũi nhau hơn, nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

4.5. Bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ

Bệnh suy giảm trí nhớ người già có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ.
Các dưỡng chất tốt cho não bộ mà những người già nên bổ sung bao gồm:
Folate và vitamin B12: Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch  và giảm nguy cơ mắc Alzheimer
Vitamin C và vitamin E: Là các chất oxy hóa có vai trò chống lại sự giải phóng của các gốc tự do, cản trở sự phá hoại của các gốc tự do đối với não bộ
Phosphatidylserine: Đây là một thành phần cấu tạo nên màng trong của các nơron thần kinh, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ ở người già
Taurine: Đây là một amino acid thiết yếu có nhiều tác dụng như hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh, chống lại bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe tim mạch, chống oxy hóa...
Citicolin: Citicolin là một chất có nhiều công dụng đối với não bộ. Giúp phòng ngừa và bảo vệ thần kinh do thiếu máu não cục bộ, làm giảm hình thành các gốc tự do, giúp cải thiện chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ...
Resveratrol: Đây là một hoạt chất thực vật, có tác dụng như một chất chống oxy hóa.  Resveratrol có thể giúp hạ huyết áp, bảo vệ não bộ do khả năng làm chậm sự suy giảm trí nhớ do tuổi tác, và một số lợi ích đối với bệnh tiểu đường đã được chứng minh.
Voacanga africana: Voacanga africana được sử dụng trong điều trị suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ… Chúng có tác dụng tăng cường khả năng nhận thức của người bệnh.
Kết luận: Bệnh suy giảm trí nhớ người già rất phổ biến, do đó cần hiểu rõ về căn bệnh này để sớm có những cách phòng chống và chăm sóc để cải thiện tốt nhất tình trạng sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.
Chào bạn! Chúng tôi là GPharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App Gpharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 0985.022.240
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây