[Bật mí] Cách giảm đau và phòng ngừa đau đầu do căng thẳng

Thứ ba - 21/12/2021 01:42
Đau đầu do căng thẳng là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nó mang lại cảm giác đau tức khó chịu và ảnh hưởng tới các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết sẽ giúp bạn có được cách giảm nhanh chóng các cơn đau và phòng tránh trường hợp căng thẳng quá mức gây đau đầu.

1. Đau đầu do căng thẳng là gì?

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng đau do co thắt các cơ vùng mặt, vùng cổ, và da đầu. Đây cũng là loại đau đầu phổ biến nhất đối với người trưởng thành. Những cơn đau đầu trong trường hợp này thường âm ỉ, căng tức, người bệnh cảm thấy có áp lực xung quanh trán hoặc sau đầu và cổ. 
Bệnh có thể chia thành 2 loại :
  • Đau đầu từng đợt do căng thẳng xảy ra ít hơn 15 ngày trong một tháng.
  • Đau đầu mạn tính do căng thẳng xảy ra nhiều hơn 15 ngày một tháng.
Nguyên nhân đau đầu do căng thẳng: Đau đầu dạng này thường không phải do bệnh lý gây nên mà đến từ tâm lý và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là sự căng thẳng thần kinh.
  • Căng thẳng, lo âu quá độ: Tình trạng căng cơ, co thắt của các cơ vùng mặt cổ và da đầu là phản ứng của cơ thể đối với stress, lo lắng, làm siết chặt vùng đầu và gây đau đầu.
  • Mất ngủ, thiếu ngủ, nghỉ ngơi không đủ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, dễ bị căng thẳng, lo âu.
  • Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, caffeine,... góp phần khiến cho hệ thần kinh bị rối loạn, luôn trong trạng thái căng thẳng.
  • Làm việc lâu trên máy tính, điện thoại, ngồi hoặc nằm sai tư thế làm ảnh hưởng đến các cơ.
  • Ăn uống thiếu dưỡng chất, thường xuyên bỏ bữa.
    dau dau do cang thang 5
    Stress là nguyên nhân chủ yếu của đau đầu dạng căng thẳng

2. Biểu hiện của đau đầu do căng thẳng

Khác với đau đầu do bệnh lý thần kinh, người bị đau đầu chỉ do căng thẳng sẽ không có các triệu chứng thần kinh khác như yếu cơ, mờ mắt, cũng không có triệu chứng  buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. 
Những biểu hiện phổ biến của bệnh đau đầu do căng thẳng gồm có:
  • Cảm giác bị bó chặt quanh đầu hoặc bị siết ngang đầu.
  • Các cơ vùng mặt - cổ - đầu co cứng;
  • Cơn đau lan tỏa khắp đầu, âm ỉ cả ngày gây cảm giác nặng nề, đặc biệt là vùng sau đầu và vùng cổ.
  • Cường độ của cơn đau không dữ dội, mức độ đau từ nhẹ đến trung bình. 
  • Đau tăng lên khi stress, mệt mỏi và khi nghe thấy tiếng ồn lớn. 
  • Cảm thấy có tiếng gõ trong đầu.
    dau dau do cang thang 1
    Đau đầu do stress đặc trưng bởi cảm giác bị siết ngang đầu 

3. Cách giảm đau đầu do căng thẳng

Có rất nhiều cách để điều trị triệu chứng đau đầu căng thẳng. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả thường được áp dụng:
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Một số thuốc có thể giảm nhanh các cơn đau đầu như paracetamol, hoặc các thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, naproxen,...Tuy nhiên các loại thuốc này gây tác dụng phụ trên gan hoặc dạ dày, nếu sử dụng bừa bãi đều có thể gây nhờn thuốc. Do đó người bệnh cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng, không được uống quá liều được khuyến cáo và phải tuân thủ thời gian sử dụng để thuốc phát huy được tác dụng tối đa.
  • Các phương pháp vật lý: Chườm nóng lên cổ và vai làm giảm co thắt, các cơ được giãn ra giúp cơn đau lui bớt. Các bài tập cho vùng đầu, cổ, vai là biện pháp giảm đau rất hiệu quả, giúp cơ ở các vùng này được thư giãn. Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng các biện pháp xoa bóp, châm cứu để điều trị chứng đau đầu.
  • Tránh căng thẳng mệt mỏi: Đối với người đang gặp cơn đau đầu do mệt mỏi thì việc được nghỉ ngơi đầy đủ là rất cần thiết. Người bệnh nên tạm dừng công việc để thư giãn trong ít nhất 10 phút, tốt nhất là ở nơi yên tĩnh. Thói quen sinh hoạt điều độ như ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa sẽ giúp người bệnh giảm bớt lo lắng, buồn phiền. 
    dau dau do cang thang 2
    Chườm nóng làm giãn cơ và giảm cơn đau đầu
Người bệnh nên đến khám bác sĩ nếu mức độ đau ngày càng tăng, kèm theo nôn mửa, cảm giác tê rần ở mặt, tay chân bủn rủn, hoặc rối loạn thị giác.

4. Phòng ngừa đau đầu do căng thẳng

Đau đầu dạng căng thẳng có thể tái phát nhiều lần và gây nhiều mệt mỏi, bất lợi cho người bệnh trong các hoạt động hàng ngày. Do vậy ta cần có biện pháp ngăn chặn các cơn đau tìm đến. Trong đó, việc loại bỏ nguyên nhân khởi phát - căng thẳng thần kinh, là yếu tố quan trọng để phòng ngừa bệnh.
  • Phản hồi sinh học: Là liệu pháp giúp người bệnh học được cách kiểm soát các chức năng của cơ thể. Kỹ thuật này phải có hướng dẫn của chuyên gia nhưng rất hữu ích để tránh những cơn đau đầu căng thẳng. Chuyên gia trị liệu sẽ gắn các điện cực vào da của người bệnh để phát hiện các tín hiệu điện từ cơ cổ và vai của họ. Dựa vào những tín hiệu này, người bệnh sẽ học cách nhận biết khi nào mình trở nên căng thẳng và thực hành các bài tập giãn cơ trước khi chúng siết chặt lại và gây đau đầu. 
  • Thường xuyên xoa bóp, thực hiện các bài tập cho vùng đầu, cổ làm duỗi và mở rộng các vùng cơ trong khi vận chuyển máu tới não, hạn chế các cơn đau đầu do co thắt .
  • Tâm lý trị liệu:  Các chuyên gia tâm lý sẽ là người trực tiếp hướng dẫn giúp ta có thể tự quản lý và cân bằng được cuộc sống, cải thiện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Khi kiểm soát được những lo âu, muộn phiền, bạn sẽ không rơi vào tình trạng căng thẳng tới mức gây đau đầu.
  • Thay đổi lối sống: Việc rèn luyện một lối sống lành mạnh rất hữu ích trong phòng tránh các loại đau đầu, đặc biệt là đau đầu dạng căng thẳng.
  • Kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi: Phân bố lịch trình học tập, làm việc phù hợp, sắp xếp thời gian giải lao để tránh tình trạng căng thẳng do làm việc quá sức. Cần đi ngủ đúng giờ, đủ giấc để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục năng lượng. 
  • dau dau do cang thang 4
    Nghỉ ngơi và thư giãn giúp giảm nguy cơ đau đầu do mệt mỏi
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng và ăn đủ bữa mỗi ngày. Để ngăn đau đầu tái phát, cần hạn chế những thực phẩm có chứa tyramine như rượu bia, phô mai, caffeine trong cà phê, socola, một số loại trà... Đồng thời nên bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất từ các loại hoa quả, rau xanh, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt,...
  • Uống đủ nước: Nghiên cứu khoa học cho thấy thiếu nước sẽ khiến tăng nồng độ hormone gây stress (cortisol) trong cơ thể. Do đó hãy uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để giảm lo lắng, căng thẳng thần kinh.
  • Vận động thường xuyên: Việc hoạt động thể chất nói chung sẽ giúp bạn có được cơ thể dẻo dai và tinh thần sảng khoái. Chạy bộ, đạp xe, tập yoga, chơi các môn thể thao,... ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp giải tỏa stress và quên đi những suy nghĩ tiêu cực. Bạn có thể lựa chọn những bài tập thể dục hoặc yoga riêng cho phần đầu, cổ, vai gáy để ngăn ngừa bị đau đầu.
  • Điều chỉnh tư thế: Học sinh, nhân viên văn phòng, công nhân,... là những đối tượng có nguy cơ bị đau nhức đầu căng cơ do làm việc sai tư thế trong thời gian dài và áp lực công việc lớn. Nên chú ý giữ đầu thẳng giữa hai vai, đầu và cổ không đổ về trước quá nhiều để các cơ bắp ở đầu và cổ không bị căng thẳng.
Hoạt huyết Ích não An Hưng là sản phẩm hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên như chiết xuất bạch quả, cúc thơm, hoạt chất từ vỏ nho đỏ với tác dụng chống gốc tự do, hoạt huyết- giảm đau đầu. Ngoài ra Ích não An Hưng còn chứa nhiều dưỡng chất giúp bảo vệ tế bào thần kinh và giảm căng thẳng mệt mỏi. Tất cả đã làm nên một sản phẩm cứu tinh cho tình trạng đau nhức đầu hay thiếu máu não thường xuyên.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức tổng quan cũng như những biện pháp giảm đau và phòng ngừa bệnh đau đầu do căng thẳng. Hy vọng từ những thông tin trên đây, bạn có thể tìm được phương pháp phù hợp với bản thân để tránh bị chứng đau đầu này làm ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống thường ngày.
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây