Phụ nữ có thai cần tiêm phòng những gì? Liệu có an toàn không?

Thứ năm - 09/11/2023 04:19
Việc tiêm phòng cho các mẹ bầu là điều cực kỳ cần thiết. Bởi lẽ, khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể người phụ nữ trở nên kém hơn người bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở mẹ, đồng thời gây hại cho cả thai nhi. Nhưng để trả lời chính xác “Phụ nữ có thai cần tiêm phòng những gì?”, hãy cùng Nhà thuốc Pharmacy+ tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Phụ nữ có thai cần tiêm phòng những gì? Liệu có an toàn không?

1. Tiêm phòng vắc-xin là gì?

Theo Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, vắc xin (tên tiếng Anh: vaccine) là chế phẩm sinh học có chứa kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật. Kháng nguyên có thể là vi rút hoặc các vi khuẩn sống, giảm độc lực, bị bất hoạt hay giết chết, có thể toàn thân vi sinh vật hoặc một phần hoặc có cấu trúc tương tự. Nó được dùng với mục đích kích thích cơ thể tạo miễn dịch đặc hiệu, chủ động, nhằm tăng sức đề kháng, phòng ngừa một số tác nhân gây bệnh cụ thể.

phu nu co thai can tiem phong nhung gi 2
Vắc xin là chế phẩm có tác dụng phòng bệnh, được sử dụng rất phổ biến

Tiêm phòng vắc xin là việc đưa vắc xin vào cơ thể, chủ yếu qua đường tiêm, từ khi cơ thể chưa mắc bệnh đó, để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể với bệnh đó. 

2. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin trong thai kỳ

Trong quá trình mang thai, hệ thống miễn dịch của người nữ sẽ tự điều chỉnh xuống mức gần như thấp nhất để tránh phản ứng đào thải với thai nhi và nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn. Đồng thời vì phải nuôi dưỡng cả hai cơ thể cùng lúc, nên thể trạng của mẹ bầu khá yếu. Cả hai yếu tố này kết hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật như vi rút, vi khuẩn tấn công vào cơ thể thai phụ, nếu kéo dài có thể gây các biến chứng như sinh non, sảy thai hoặc dị tật thai nhi. 

phu nu co thai can tiem phong nhung gi 3
Việc mỗi người phụ nữ có thai cần tiêm phòng những gì cần có sự tư vấn của chuyên gia

Vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin trong thời kỳ mang thai là cực kỳ quan trọng. Tiêm vắc xin không chỉ tăng khả năng phòng bệnh cho người mẹ. Các kháng thể sinh ra khi cơ thể người mẹ đáp ứng với vắc xin có thể đi qua nhau thai, truyền cho thai nhi và giúp bảo vệ thai nhi ngay từ trong bụng mẹ và cả những tháng ngày sau khi sinh. Mặc dù, tiêm phòng vắc xin khi mang thai là hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện không bắt buộc, nhưng để hành trình mang thai của thai phụ toàn vẹn, khỏe mạnh, tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch trình là điều rất cần thiết.

3. Phụ nữ có thai cần tiêm phòng những gì?

Để trả lời câu hỏi “Phụ nữ có thai cần tiêm phòng những gì?” còn tùy thuộc vào từng loại vắc xin và tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu. Khi đó, các chị em cần đến gặp các chuyên gia để thăm khám và tư vấn loại vắc xin phù hợp với bản thân. Thông thường, các loại vắc xin được khuyên dùng khi mang thai gồm:

3.1. Vắc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván

Nhóm bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván là những bệnh truyền nhiễm rất phổ biến, được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ em dưới 1 tuổi. Trong đó, ho gà là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, co giật, tổn thương não hoặc tử vong. Nguyên nhân trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này là do hệ thống miễn dịch chưa phát triển toàn diện, chưa tự sinh được kháng thể và còn quá nhỏ để tiêm vắc xin phòng. Vậy nên, biện pháp phòng chống hiệu quả nhất bệnh này là mẹ bầu tiêm vắc xin phòng bệnh khi mang thai rồi truyền lại kháng thể cho thai nhi.

phu nu co thai can tiem phong nhung gi 4
Ho gà - bạch hầu - uốn ván là những bệnh bé dễ mắc trong những năm đầu đời

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC), phụ nữ mang thai nên tiêm duy nhất một liều vắc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván trong mỗi lần mang thai. Thời điểm tiêm tốt nhất là trong giai đoạn đầu của 3 tháng cuối thai kỳ, tức là từ tuần thứ 27 đến 35, để thai nhi nhận được lượng kháng thể thụ động cao trước khi sinh, giảm nguy cơ mắc các bệnh này sau khi sinh.

3.2. Vắc xin cúm 

Cúm là một bệnh phổ biến, dễ mắc và khỏi đối với người bình thường nếu điều trị đúng. Tuy nhiên với phụ nữ có thai, cúm có thể kéo dài thời gian gây bệnh, nguy cơ cao mắc các biến chứng như sốt cao, viêm phổi, nhiễm khuẩn với mẹ. Với thai nhi, nếu mẹ mắc cúm nặng có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc thai mi mắc dị tật bẩm sinh.

Tiêm vắc xin phòng cúm khi mang thai là giải pháp tốt nhất cho cả mẹ và bé, vừa phòng cúm hiệu quả cho mẹ và bé khi mang thai, giảm nguy cơ tiến triển nặng của bệnh, vừa tạo miễn dịch thụ động bảo vệ bé sau sinh vài tháng đầu đời. Khi chưa tiêm vắc xin này trước khi mang thai, các thai phụ có thể tiêm sau 3 tháng đầu thai kỳ hoặc trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Trước khi tiêm, cần có sự tư vấn, chỉ định phù hợp từ bác sĩ.

3.3. Vắc xin COVID - 19

COVID - 19 là một bệnh do virus Corona gây ra, lây truyền nhanh qua đường hô hấp từ người sang người, gây ra các triệu chứng sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, nặng hơn có thể dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp thậm chí tử vong. Với phụ nữ mang thai, tình trạng bệnh có khả năng nghiêm trọng hơn, có thể phải nhập viện để chăm sóc đặc biệt và yêu cầu thở máy gấp 3 lần so với bệnh nhân không mang thai. Đặc biệt, nếu người mẹ bị nhiễm COVID - 19 vào cuối thai kỳ, thai nhi cũng có thể gặp nguy hiểm.

Theo khuyến cáo của WHO, mẹ bầu tiêm vắc xin COVID - 19 từ tuần thai thứ 13 trở lại giúp họ hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh này. Vắc xin COVID - 19 hiện nay không chứa vi rút sống giảm độc lực nên an toàn và được phép tiêm cho phụ nữ mang thai. 

4. Các loại vắc xin không nên tiêm khi mang thai

Thông thường, các loại vắc xin sống giảm độc lực (tức là vắc xin chứa các vi rút hoàn chỉnh đã được làm yếu đi) bị chống chỉ định trong thời kỳ mang thai. Bỏi lẽ, nó tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh hoặc gây bất lợi cho thai nhi. Các mẹ bầu có thể tiêm các loại vắc xin này vào 3-6 tháng trước khi mang thai để đảm bảo miễn dịch và an toàn. Một số loại vắc xin sống giảm độc lực hay gặp bao gồm:

  • Vắc xin sởi, quai bị và rubella (MMR)
  • Vắc xin thủy đậu
  • Vắc xin papillomavirus ở người (HPV)
  • Vắc xin phòng bệnh lao (BCG)
  • Vắc xin bại liệt

5. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin cho mẹ bầu

Giống như người bình thường, sau khi tiêm phòng vắc xin, phụ nữ có thai có thể xuất hiện các phản ứng sau tiêm phổ biến. Vì vậy mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

phu nu co thai can tiem phong nhung gi 5
Các phản ứng sau tiêm hầu hết ở thể nhẹ, sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc
  • Sau khi tiêm vắc xin uốn ván, mẹ bầu có thể bị đau nhức, sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, sẽ tự hết sau vài ngày.
  • Thai phụ có thể mắc hiện tượng giả cúm sau khi tiêm vắc xin cúm, với triệu chứng như sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi kéo dài khoảng 1 - 2 ngày sau tiêm. Hiện tượng này sẽ tự khỏi mà không cần đến thuốc.
  • Có thể hạ sốt bằng phương pháp tự nhiên như lau người bằng khăn ấm, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin.
  • Tuyệt đối không tiêm vắc xin khi tình trạng sức khỏe thai phụ không ổn định: đang bị sốt, nhiễm trùng, đang uống thuốc ức chế miễn dịch hay kháng viêm steroid…
  • Cần có sự tư vấn từ các chuyên gia trước khi tiêm.
  • Nếu sau tiêm xảy ra bất thường như sốt kéo dài, sưng tấy lâu, tiêu chảy… các mẹ bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc và nhanh chóng đến cơ sở y tế.

Như vậy, qua bài viết trên Nhà thuốc G Pharmacy+ đã cùng bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về “Phụ nữ có thai cần tiêm phòng những gì?”. Các mẹ bầu cũng cần lưu ý lựa chọn cho mình một cơ sở uy tín, đáng tin cậy, đảm bảo chất lượng để khám, tư vấn và tiêm phòng vắc xin nhé. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi đến số hotline bên dưới hoặc đến Nhà thuốc G Pharmacy+ gần nhất để được tư vấn ngay nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây