Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh

Thứ năm - 09/11/2023 02:45
Bạn đang có ý định làm mẹ? Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi mang thai để đảm bảo cho cả mẹ và bé thật khỏe mạnh. Hãy tham khảo danh sách những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai mà các chuyên gia G Pharmacy+ đã tổng hợp lại dưới đây để có thêm thông tin hữu ích nhé.
Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai
Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

1.Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Một trong những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai vô cùng quan trọng, đó là kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai.

Khám sức khỏe trước khi mang thai giúp bạn xác định sớm được tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản, các bệnh có thể di truyền sang con cái như viêm gan B, HIV, rubella, giang mai, thủy đậu. Từ đó có kế hoạch điều trị, tiêm vắc xin phòng ngừa và giảm nguy cơ sẩy thai hay dị tật bẩm sinh.

Khi khám sức khỏe, bạn sẽ được nhận lời khuyên từ bác sĩ về thời điểm sinh con, phương pháp thụ thai, chuyển dạ an toàn. Từ đó ngăn ngừa được nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh, thai lưu không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, bạn sẽ được tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và loại thuốc sử dụng để chuẩn bị trạng thái cơ thể tốt nhất trước khi mang thai
 

nhung dieu can biet khi chuan bi mang thai 2
Khám sức khỏe trước khi mang thai là rất quan trọng

2.Tiêm vắc xin đầy đủ

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ yếu hơn bình thường, dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không được điều trị tốt sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Đa phần các loại vắc xin phải được tiêm trước thai kỳ. Sau đây là những loại vắc xin được khuyến nghị tiêm trước khi mang thai:

  • Viêm gan B nên được tiêm trước 7 tháng. Nếu mẹ bị mắc có thể lây sang con.
  • Sởi - Quai bị - Rubella phải được tiêm phòng trước ít nhất 3 tháng. Có thể gây dị tật thai nhi, sảy thai, sinh non nếu mẹ bị mắc trong 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ.
  • Thủy đậu phải tiêm trước ít nhất 03 tháng nếu bạn chưa từng bị thủy đậu trước đó. Nguy cơ cao thai nhi bị dị tật hình thể nếu mẹ bị mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu thai kỳ.
  • Cúm cần tiêm trước 01 tháng. Trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu mẹ bầu bị cúm cũng gây nguy cơ dị tật thai nhi.

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cũng cần tiêm một số loại vắc xin như: bạch hầu, ho gà, uốn ván,…

3. Kiểm soát cân nặng 

Cân nặng là một trong những thước đo cơ bản để phản ánh sức khỏe của bạn. 

3.1 Tại sao phải kiểm soát cân nặng ?

Bạn nên đạt được chân nặng chuẩn trước khi mang thai. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), chỉ số BMI từ 18,5 - 23 được xem là bình thường đối với người châu Á. 

Chỉ số khối cơ thể BMI = Cân nặng/(Chiều cao)².

Chỉ số BMI dưới 18,5 được coi là nhẹ cân, trên 23 là thừa cân. Thừa cân trước thai kỳ có thể gây ra một số biến chứng như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non,…

nhung dieu can biet khi chuan bi mang thai 3
Cân nặng nên đạt chuẩn trước khi mang thai

3.2 Giảm cân như thế nào nếu bị thừa cân?

Để giảm cân một cách an toàn và hiệu quả, bạn phải xác định được lượng calo mỗi ngày cần có của mình. Từ đó lên thực đơn phù hợp, ăn uống lành mạnh để đảm bảo lượng calo cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, sinh hoạt điều độ và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn cắt giảm được lượng calo dư, hiệu quả trong việc giảm cân.

3.3 Thiếu cân ảnh hưởng tới thai kỳ như thế nào?

Mẹ bị thiếu cân sẽ không đảm bảo đủ năng lượng và dinh dưỡng cho thai nhi được phát triển một cách toàn diện. Ngoài ra, thiếu cân cũng có thể gây ra một số rủi ro như sinh non, con bị nhẹ cân, chậm phát triển.

4. Bổ sung dinh dưỡng cần thiết

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần một chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng, đầy đủ các vitamin và khoáng chất. Phụ nữ trước khi mang thai nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết sau: 

  • Acid folic (vitamin B9 hay folate) 400mcg mỗi ngày, giúp ngăn ngừa dị tật khuyết tật ống thần kinh.

  • Sắt giúp đề phòng thiếu máu trong thai kỳ. Liều lượng tùy thuộc vào nhu cầu từng cơ thể.

  • Canxi được bổ sung thêm thông qua các thực phẩm như sữa, trứng, cá,... Bên cạnh đó, nhu cầu canxi sẽ tăng mạnh từ tháng thứ 4 của thai kỳ.

  • Bổ xung thêm các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, B12, B6,... để tăng cường sức đề kháng.

5.Lối sống lành mạnh

Hãy tập thể dụng thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Tập thể dục còn giúp cải thiện khả năng thụ thai, đặc biệt với những người thừa cân béo phì. Hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh.

Một số phương pháp tập luyện an toàn: chạy bộ, bơi, đạp xe, tập yoga,...

nhung dieu can biet khi chuan bi mang thai 4
Tập thể dục thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh 

Bên cạnh đó, hãy tránh xa các chất không tốt cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, cafein. Vì nó có ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi như làm sinh non, sảy thai, con nhẹ cân.

6. Tránh xa các nguồn lây nhiễm

Ngoài việc tiêm phòng để tránh những vi khuẩn, những virus gây bệnh thì bạn cũng nên chú ý về ăn chín uống sôi để tránh những bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Cùng với đó, bạn cần tránh các nguồn hóa chất độc hại, vật nuôi mang nguồn nhiễm bệnh.

Một số biện pháp phòng tránh: 

  • Ăn chín uống sôi.

  • Vệ sinh tay với nước và xà phòng thường xuyên.

  •  Bổ sung các chất tăng cường sức đề kháng.

7. Chuẩn bị tài chính

Mang thai và sinh con sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tài chính của gia đình. Do vậy, bạn cần phải lên kế hoạch tài chính để có thể cân đối, phân bổ các khoản chi tiêu một cách hợp lý.

Một số khoản chi phí mà bạn cần biết:

  • Khám thai định kỳ và sinh đẻ

  • Mua đồ, thuốc men cho mẹ 

  • Các vật dụng cá nhân, bỉm, sữa cho bé

  • Các chi phí phát sinh khác 
nhung dieu can biet khi chuan bi mang thai 5
Cần chuẩn bị tài chính trước khi mang thai

8. Chuẩn bị một tinh thần tốt

Mang thai là một quá trình đầy căng thẳng và mệt mỏi nhưng kết quả của quá trình này là niềm hạnh phúc tột cùng. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu những phương pháp giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng cho bản thân. 

Một tâm lý thật tốt và vững vàng giúp bạn vượt qua được những biến đổi cảm xúc trong thai kỳ và sau sinh. Việc này có thể giúp bạn dự phòng và đối phó được với trầm cảm sau sinh.

Bài viết trên là những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai dành cho các bạn có ý định làm mẹ. Hãy chia sẻ bài viết cho mọi người nếu bạn thấy bài viết hữu ích !

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G Pharmacy+ tại App Store , CH Play.

Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951

Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây