Bật mí top 5 loại thực phẩm gây dị tật thai nhi mẹ bầu nên tránh

Thứ năm - 09/11/2023 02:02
Với hiện trạng tỷ lệ dị tật thai nhi tăng cao, thực phẩm gây dị tật thai nhi đang là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ mang thai quan tâm. Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thai nhi, sử dụng sai thực phẩm còn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non và có thể tử vong ngay khi sinh. Vậy mẹ bầu nên tránh những loại thực phẩm nào, hãy cùng Nhà thuốc G Pharmacy+ tìm hiểu dưới đây nhé!
Bật mí top 5 loại thực phẩm gây dị tật thai nhi mẹ bầu nên tránh

1. Dị tật thai nhi nguy hiểm như thế nào?

Dựa trên Thông tư của Bộ y tế, dị tật thai nhi (còn gọi là dị tật bào thai, dị tật bẩm sinh) là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng (bao gồm cả bất thường chuyển hóa) xảy ra từ thời kỳ bào thai và có thể được phát hiện trước, trong và sau khi sinh. 
Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2018, tại Việt Nam, khoảng 41.000 trẻ bị dị tật được ra đời mỗi năm, tỷ lệ trung bình là cứ 33 đứa trẻ được ra đời sẽ có 1 bé mắc bệnh và con số này hiện đang có xu hướng ngày càng tăng cao.

thuc-pham-gay-di-tat-thai-nhi-2
Tỷ lệ dị tật bẩm sinh ngày càng tăng cao

Mức độ nghiêm trọng của dị tật bẩm sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, một số dị tật có thể điều trị bằng phẫu thuật để cải thiện thẩm mỹ và chức năng như sứt môi, hở hàm ếch, dính ngón tay… Nhưng với các trường hợp nặng, nó có thể dẫn đến thai chết lưu, sinh non hoặc tử vong ngay khi sinh. 
Tại Việt Nam ước tính có đến 1.700 trẻ tử vong do dị tật bẩm sinh, chiếm tỷ lệ 11%, được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên nhiều nước. Những đứa trẻ sinh ra với khiếm khuyết cơ thể không chỉ là sự thiệt thòi, nỗi đau cho cuộc đời trẻ mà còn gây gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.

2. Nguyên nhân gây dị tật thai nhi

Vậy tại sao lại có dị tật ở thai nhi? Nguyên nhân chính bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Khi bố/mẹ mang gen gây bệnh (có thể biểu hiện ra tình trạng bệnh hoặc không), gia đình có tiền sử mắc bệnh hoặc người mẹ từng sảy thai, sinh non, thai dị dạng thì khả năng cao trẻ sẽ mắc dị tật. 
  • Tuổi của cha mẹ: Theo thống kê, khi phụ nữ mang thai trên 35 tuổi và người cha từ 50 tuổi trở lên thì nguy cơ thai nhi bị dị tật sẽ cao hơn. Bởi vì, ở độ tuổi này, trứng và tinh trùng không còn đảm bảo chất lượng, dễ bị lỗi trong quá trình di truyền.
  • Chế độ dinh dưỡng của người mẹ: Để đảm bảo sinh con khỏe mạnh, các mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt là các chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như axit folic, sắt, canxi, DHA…
  • Nguyên nhân khác: Trường hợp thai phụ bị nhiễm khuẩn khi mang thai, tiếp xúc với các chất độc hại, sử dụng thuốc sai cách… đều làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.  

3. Top 5 thực phẩm gây dị tật thai nhi cần tránh

Lựa chọn sai loại thực phẩm khi mang thai là một trong số những nguyên nhân gây dị tật thai nhi. Một số loại thức ăn và đồ uống các mẹ bầu cần chú ý để tránh dưới đây:

3.1.Thức ăn sống, chưa được chế biến kỹ

Đây là nhóm thực phẩm mà các chị em phụ nữ mang thai cần tuyệt đối tránh. Bởi lẽ, loại thực phẩm này chỉ được sơ chế qua, là môi trường sống rất thuận lợi cho các vi khuẩn, ký sinh trùng. Cụ thể:

  • Hải sản sống (sushi, sashimi…): Món ăn có hương vị tươi ngon, tuy nhiên lại ẩn chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng như Listeria, Anisakiasis, Salmonella… Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm, đau bụng, tiêu chảy, mất nước, thậm chí tử vong.Đặc biệt, một loại vi khuẩn phụ nữ mang thai rất dễ nhiễm là Listeria. Listeria có thể truyền qua hàng rào nhau thai, dù sức khỏe người mẹ bình thường nhưng có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, chết lưu…
  • Thịt sống, thịt tái: Có thể có các vi khuẩn như Toxoplasma, Coliform và Salmonella. Hàng rào nhau thai không thể cản trở sự xâm nhập của các loại vi khuẩn này, chúng làm tăng nguy cơ dẫn đến động kinh, thiểu năng trí tuệ và dị tật thai nhi nặng. 
  • Trứng sống: Trong các món ăn từ trứng sống như trứng chần, sốt kem trứng… dễ có vi khuẩn Salmonella, nếu nhiễm có thể gây nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy, thậm chí là co thắt tử cung gây lưu thai, sinh non.
thuc pham gay di tat thai nhi 3
Chế độ ăn của phụ nữ có thai nên loại trừ thịt sống, thịt tái

3.2.Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng

Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị dị ứng, sẽ có khả năng lây truyền cho đứa trẻ qua nhau thai. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển, phát dục hoặc việc hoàn thiện các cơ quan như phổi, tim, phế quản… Đặc biệt, nếu tình trạng dị ứng kéo dài ở mẹ bầu hoặc biểu hiện không rõ ràng, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, sinh non hoặc chậm lớn.

thuc pham gay di tat thai nhi 4
Hải sản là loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Bởi vậy, để an toàn cho cả mẹ và bé, các chị em cần hạn chế dùng thực phẩm đã từng gây dị ứng, thực phẩm lạ và thận trọng khi sử dụng một số loại dễ gây dị ứng như thực phẩm lên men, cá, tôm, hải sản, đậu phộng, sữa…

3.3.Gan động vật

Trong gan động vật, đặc biệt là gan lợn, chứa một lượng lớn Vitamin A - vitamin thiết yếu khi mang thai. 
Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, phụ nữ có thai không nên dùng quá liều vitamin A 3000mcg (1000 IU)/ngày. Nếu người mẹ bổ sung quá mức vitamin A khi mang thai, có thể tăng nguy mắc các dị tật thai nhi về thần kinh trung ương, tim mạch, thị giác, thận hay tiêu hóa… 
Vì vậy, dù có hàm lượng dinh dưỡng cao, gan vẫn bị xem là một loại thực phẩm gây dị tật thai nhi, cần cân nhắc, điều chỉnh liều lượng chặt chẽ khi sử dụng.

3.4.Đồ nướng, đồ xông khói

Đồ ăn được chế biến bằng phương pháp nướng, xông khói thường dùng than, củi đốt trong thời gian dài dưới nhiệt độ cao. Nhiều loại độc tố phát sinh khi đốt cháy nguyên liệu dễ bám vào thực phẩm, tăng nguy cơ ung thư với mẹ, dị tật thai nhi về trí tuệ. Tuy nhiên, khi ăn lượng nhỏ, thịt được chế biến cẩn thận, chín kỹ thì các chị em vẫn có thể ăn đồ nướng, đồ xông khói khi mang thai.

thuc pham gay di tat thai nhi 6
Đồ nướng, xông khói dễ bị nhiễm độc tố từ quá trình đốt nguyên liệu

3.5.Thực phẩm chứa chất kích thích

Sử dụng bất cứ chất kích thích nào khi mang thai đều có nguy cơ rất cao thai nhi bị dị tật. Nhóm thực phẩm chứa các chất này bao gồm:

  • Rượu, bia: Việc uống rượu bia với bất kỳ lượng nào, bất kỳ thời điểm nào đều có hại cho thai nhi. Nếu người mẹ thường xuyên uống rượu khi mang thai, đứa trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc Hội chứng rối loạn phổ rượu ở thai nhi (FASDs). Điều này dẫn đến các thiểu năng trí tuệ, dị tật ở các hệ cơ quan chính (đặc biệt là tim và não), dị tật kích thước đầu nhỏ… Tốt nhất là các mẹ tuyệt đối không uống rượu khi mang thai.
  • Thực phẩm chứa caffeine: Caffeine là chất kích thích tự nhiên có trong lá trà, cà phê và cacao. Sau khi vào cơ thể, chất này sẽ kích thích hệ thần kinh giúp tăng cường tỉnh táo và năng lượng. Tuy nhiên, vì caffeine hấp thụ nhanh qua hàng rào nhau thai mà thai nhi chưa có enzyme chuyển hóa chất này, dẫn đến tích tụ lại trong cơ thể. Điều này có thể làm kìm hãm sự phát triển của thai nhi, gây dị tật thai nhi, tăng khả năng sinh non, thai nhi nhẹ cân, thậm chí tử vong. 

4. Phòng tránh dị tật thai nhi bằng chế độ ăn uống lành mạnh

Dưới đây là một số thực phẩm các chị em phụ nữ có thai nên bổ sung vào chế độ ăn để thai nhi phát triển khỏe mạnh:

  • Rau củ, trái cây: Chúng chứa nhiều dưỡng chất như acid folic, vitamin A, C, E… và chất xơ tốt cho tiêu hóa. Một số loại giúp chống dị tật thai nhi bao gồm súp lơ, cải bó xôi, đu đủ, dưa vàng, bơ, cà chua…
  • Sữa và chế phẩm từ sữa đã tiệt trùng: Đây là nguồn bổ sung vitamin, dưỡng chất dồi dào như Canxi, acid folic, giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi và hỗ trợ quá trình phát triển xương, răng của bé.
  • Thực phẩm giàu sắt và protein: Thịt lợn, thịt bò, gà tây, bí ngô, rau chân vịt… là những thực phẩm giàu sắt và protein, cần bổ sung để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Nhóm ngũ cốc: Nhóm này giàu vitamin B và chất xơ tốt cho hệ thống thần kinh của thai nhi và tiêu hóa của mẹ bầu, phổ biến là bánh mì yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen…
thuc pham gay di tat thai nhi 8
Thực phẩm lành mạnh giúp cả mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh
 
Trên đây là top 5 nhóm thực phẩm gây dị tật thai nhi mà các mẹ bầu cần lưu ý và cân nhắc trước khi bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Qua bài viết, hi vọng các bạn đọc có thêm nhiều kiến thức, để có chế độ ăn uống phù hợp sao cho cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây