TIỀN MÃN KINH CÓ DẤU HIỆU GÌ, CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thứ sáu - 26/11/2021 03:49
Phụ nữ ai cũng sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên giai đoạn đó đến sớm hay muộn, biểu hiện nặng hay nhẹ thì sẽ tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Vậy tiền mãn kinh có dấu hiệu gì? Làm sao để khắc phục những triệu chứng của tiền mãn kinh thì xin mời tham khảo bài viết sau.

1. Tiền mãn kinh là gì:

Trước khi tìm hiểu tiền mãn kinh có dấu hiệu gì thì chúng ta cần hiểu rõ định nghĩa về tiền mãn kinh và mãn kinh là gì.
Giai đoạn tiền mãn kinh xảy ra ngay trước thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Những năm trước đây, giai đoạn tiền mãn kinh thường xuất hiện sau tuổi 40, nhưng ngày nay do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta như môi trường sống, thói quen sinh hoạt...các triệu chứng tiền mãn kinh có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn bình thường. Thời kỳ mãn kinh chính thức sẽ đến sau một vài năm tiền mãn kinh. Trong giai đoạn này, thể chất và tinh thần của chị em phụ nữ sẽ có những thay đổi đáng kể, chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng tiền mãn kinh có dấu hiệu gì, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào để có những biện pháp chăm sóc và bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.

2. 15 dấu hiệu tiền mãn kinh thường gặp.

Để giải đáp thắc mắc: “Tiền mãn kinh có dấu hiệu gì?” ở đây chúng tôi liệt kê ra 15 dấu hiệu thường gặp nhất để chị em tham khảo:

2.1. Rối loạn kinh nguyệt:

roi loan kinh nguyet
Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn
Đây là biểu hiện rất sớm và dễ nhận biết. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường, có tháng đến sớm có tháng đến muộn, nhiều ngày hoặc ngắn ngày, lượng máu kinh cũng thay đổi nhiều hơn hoặc ít hơn. Điều này là do sự phóng thích trứng của buồng trứng gặp trục trặc Sau giai đoạn này chu kỳ kinh nguyệt sẽ dừng hoàn toàn và không xuất hiện nữa.

2.2. Khó thụ thai:

Khi buồng trứng bị trục trặc trong quá trình phóng thích trứng, ngoài việc gây rối loạn kinh nguyệt thì phụ nữ ở độ tuổi này cũng gặp khó khăn trong việc thụ thai tự nhiên. Nếu phụ nữ muốn có con ở độ tuổi này, một số phải nhờ vào sự can thiệp của y học.

2.3. Vùng kín thay đổi:

Vùng kín có nhiều biến đổi do sự suy giảm nội tiết tố nữ, chị em có thể cảm thấy vùng kín của mình bị khô, rát, giảm các chất bôi trơn và độ đàn hồi, bị đau hoặc chảy máu khi quan hệ.
Ngoài ra, cổ tử cung, vòi trứng cũng có thể có dấu hiệu co lại hoặc teo đi do chức năng buồng trứng suy giảm, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín.

2.4. Quan hệ vợ chồng khó khăn:

Tình trạng đau đớn và dễ chảy máu tại âm đạo khiến nhiều chị em có cảm giác đau đớn khi giao hợp. Ngại “gần gũi” và ảnh hưởng chất lượng đời sống vợ chồng.
giam ham muon ngai gan gui vo chong
Giảm ham muốn, ngại gần gũi vợ chồng

2.5. Xuất hiện bệnh tại đường tiết niệu:

Lượng estrogen suy giảm dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu gây ra cảm giác khó chịu, tiểu rắt, tiểu són, khó tiểu, tiểu buốt hoặc tiểu ra máu. Biểu hiện này gây khó chịu và khá nguy hiểm, nên tham khảo và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2.6. Bốc hỏa:

Cổ, vai và mặt đột nhiên xuất hiện cảm giác nóng bừng, đôi khi còn đổ mồ hôi và tim đập nhanh. Đây là biểu hiện mà ⅔ phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh gặp phải.

2.7. Thay đổi tính tình, trầm cảm, lo âu:

Nồng độ estrogen thay đổi tác dụng lên thần kinh và não bộ là nguyên nhân gây căng thẳng, bực bội. Đôi khi trở nên nhạy cảm quá mức, buồn phiền, lo âu. Nếu không được giải tỏa kịp thời rất có thể sẽ chuyển sang trầm cảm.

2.8. Cân nặng dễ tăng lên:

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chuyển hóa chất trong cơ thể sẽ chậm đi, cơ thể ít vận động kèm theo triệu chứng căng thẳng, lo âu, mất ngủ sẽ tạo điều kiện cho các tế bào mỡ trắng tích tụ, tạo ra sự mất cân đối về vóc dáng khi mỡ từ hông, đùi chuyển về dự trữ ở bụng.

2.9. Mức cholesterol thay đổi:

Nồng độ cholesterol trong máu có quan hệ mật thiết với estrogen. Khi estrogen giảm, cholesterol tốt giảm đi đồng thời cholesterol xấu tăng lên. Các bệnh về tim mạch cũng xuất hiện từ đây.

2.10. Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn:

dau dau hoa mat chong mat
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt là một triệu chứng của tiền mãn kinh
Suy giảm nội tiết tố cùng với những mệt mỏi căng thẳng làm cho chị em thường xuyên xuất hiện cảm giác đau đầu, chóng mặt, có thể kèm theo cả choáng váng, buồn nôn.

2.11. Tăng tiết mùi cơ thể:

Tăng tiết mùi cơ thể có nguyên nhân nhân do tiết nhiều mồ hôi khi bốc hỏa, gây khó chịu và ngại giao tiếp với mọi người.

2.12. Giảm canxi xương:

Estrogen có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương. Khi estrogen suy giảm, hệ quả là xương bị yếu đi, giòn và xốp hơn. Nguy cơ cao phải đối mặt với loãng xương và thoái hóa khớp.

2.13. Giấc ngủ rối loạn, đổ mồ hôi đêm:

Khó ngủ, giấc ngủ bị rối loạn, thức dậy nhiều lần trong đêm. Hiện tượng này gây ra bởi 2 nguyên nhân chính:
  • Bốc hỏa kèm đổ mồ hôi đêm: Hiện tượng này làm cho toàn thân ướt đẫm, tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại.
  • Suy giảm estrogen và progesterone: Đây là 2 hormone thúc đẩy giấc ngủ ngon, thiếu 2 hormon này gây khó ngủ và ngủ không ngon giấc.

2.14. Trí nhớ suy giảm:

Suy giảm nội tiết tố cùng với những hiện tượng mất ngủ, căng thẳng, bốc hỏa ở thời kỳ tiền mãn kinh dễ dẫn đến suy giảm trí nhớ và kém tập trung trong công việc và cuộc sống.

2.15. Khô miệng, vị giác thay đổi:

kho mieng roi loan vi giac
Khô miệng, rối loạn vị giác
Môi, lợi và lưỡi có cảm giác đau hoặc nóng rát, đôi khi có mùi vị kim loại. Trong miệng xuất hiện các vết đốm gây cảm giác đau khi ăn.
Chắc hẳn đến đây các bạn đã nắm rõ tiền mãn kinh có dấu hiệu gì. Vậy nên khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện trên, hãy nhanh chóng xác định và có biện pháp chăm sóc bản thân thật tốt, những biện pháp đó chúng tôi sẽ đề cập cụ thể ở phần sau.

3. Nguyên nhân gây tiền mãn kinh sớm. 

3.1. Yếu tố di truyền:

Gen là một phần nguyên nhân của tiền mãn kinh sớm. Nếu mẹ chúng ta có độ tuổi bắt đầu mãn kinh sớm, rất có thể chúng ta cũng sẽ bắt đầu mãn kinh sớm giống như mẹ mình. Đây là một gợi ý để có thể biết được độ tuổi bắt đầu tiền mãn kinh.

3.2. Lối sống: 

Lối sống tác động một phần không nhỏ đến độ tuổi tiền mãn kinh:
  • Hút thuốc lá gây suy giảm estrogen dẫn đến tiền mãn kinh sớm
  • Mô mỡ là nơi dự trữ estrogen, khi phụ nữ quá gầy cũng làm cho hormone này bị cạn kiệt sớm hơn.
  • Chế độ ăn chay, không tập thể dục, thiếu sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng là những nguyên nhân gây tiền mãn kinh sớm.

3.3. Khiếm khuyết về nhiễm sắc thể:

Hội chứng Turner là việc sinh ra một nhiễm sắc thể không hoàn chỉnh, chỉ có một nhiễm sắc thể X trong tế bào. Buồng trứng của những phụ nữ mắc hội chứng Turner không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Đây là một nguyên nhân gây vô kinh hoặc tiền mãn kinh sớm.

3.4. Bệnh tự nhiễm:

Khi cơ thể nhận nhầm một cơ quan trong cơ thể là tác nhân lạ và tấn công cơ quan này. Điều này có thể ảnh hưởng đến buồng trứng. Khi buồng trứng ngừng hoạt động cũng là khi thời kỳ mãn kinh xảy ra.

3.5. Cắt tử cung:

Khi cắt tử cung nhưng vẫn để lại buồng trứng, các dấu hiệu của tiền mãn kinh sẽ xuất hiện từ từ nhưng khi cắt cả tử cung và buồng trứng sẽ dẫn đến việc mãn kinh lập tức. Những dấu hiệu như bốc hỏa và các triệu chứng khác sẽ đột ngột xuất hiện và có thể gây nguy hiểm.

3.6. Hóa trị và xạ trị: 

Hóa trị và xạ trị có thể gây suy buồng trứng và tiền mãn kinh sớm tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi và vị trí điều trị.
4. Cách khắc phục triệu chứng.
Chúng ta đã biết tiền mãn kinh có dấu hiệu gì, vậy thì để khắc phục những triệu chứng đó có những biện pháp như thế nào:

4.1. Chế độ ăn uống:

Nên tăng cường chất đạm, axit béo omega-3, chất xơ và canxi trong các bữa ăn hằng ngày:
  • Các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá trứng, các loại đậu chính là nguồn cung cấp protein tốt. Chúng giúp duy trì lượng cơ, cải thiện cảm giác thèm ăn, lượng đường trong máu cũng như cân bằng hormon trong cơ thể
  • Axit béo omega-3 tốt cho phụ nữ ở mọi độ tuổi, giúp cải thiện tâm lý, giảm trầm cảm và giảm viêm hiệu quả
  • Chất xơ: Chất xơ giúp bạn duy trì cân nặng hiệu quả, giảm cảm giác đói và giảm nguy cơ mắc một số bệnh lão hóa
  • Canxi: Bổ sung đầy đủ canxi từ động vật có vỏ, trứng, đậu… giúp giảm nguy cơ loãng xương ở thời kỳ tiền mãn kinh

4.2. Chế độ sinh hoạt:

tap the duc giup cai thien suc khoe
Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe
Để giảm biểu hiện của tiền mãn kinh, chúng ta cần có chế độ sinh hoạt hợp lý như:
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Duy trì giấc ngủ ngon
  • Điều chỉnh chế độ làm việc hợp lý, sắp xếp thời gian để thư giãn

4.3. Sử dụng thuốc:

Trong trường hợp các triệu chứng của tiền mãn kinh trở nên trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thì bác sĩ sẽ có một số biện pháp như điều trị nội tiết hoặc thay thế hormon. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nào, điều trị ra sao cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Qua bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ tiền mãn kinh có dấu hiệu gì, nguyên nhân và cách khắc phục những triệu chứng đó. Mọi người hãy thường xuyên theo dõi tình trạng thể chất và tinh thần của bản thân để có các biện pháp khắc phục và nâng cao sức khỏe hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống gì để cải thiện sức khỏe?
Top 5 sản phẩm cho phụ nữ tiền mãn kinh tốt nhất trên thị trường hiện nay
Chào bạn! Chúng tôi là Gpharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App Gpharmacy+ tại đây.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 0985.022.240
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây