TÌM HIỂU VỀ BỆNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Thứ hai - 21/02/2022 03:04
Đột quỵ đang dần trở thành mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng mà xã hội quan tâm hiện nay. Đây là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất, các di chứng liên quan cũng rất nguy hiểm. Hiểu rõ về bệnh đột quỵ và cách phòng tránh sẽ giúp bạn tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe an toàn.

1. Bệnh đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng gián đoạn lưu lượng máu lên não do vỡ mạch hoặc tắc mạch máu não. Khi máu không lưu thông tốt lên não, tế bào không được cung cấp đầy đủ oxy và dinh dưỡng, thiếu năng lượng dẫn đến rối loạn chức năng, thậm chí gây chết tế bào và xuất hiện hàng loạt các tổn thương não bộ.
Đột quỵ được chia ra làm 2 loại phổ biến nhất:
  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ (nhồi máu não): chiếm 85% các trường hợp đột quỵ. Đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra khi dòng máu lên não bị cản trở do sự xuất hiện của các mảng xơ vữa động mạch và cục máu đông gây tắc mạch.
  • Đột quỵ xuất huyết (xuất huyết não): chỉ chiếm 15% trường hợp nhưng chiếm đến 30% số ca tử vong. Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu rò rỉ thấm vào các mô não, chèn ép và gây tổn thương các tế bào não.
    benh dot quy va cach phong tranh 1
    Đột quỵ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm
Mỗi năm, ước tính trên thế giới có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ, trong đó 5 triệu ca tử vong và 5 triệu ca sống sót với các di chứng nghiêm trọng. Tại Việt Nam, số người bị đột quỵ là 200 nghìn mỗi năm, trong đó 50% ca tử vong và 95% sống sót với di chứng. Tử vong do tai biến mạch máu não thậm chí bằng tổng số tỷ lệ tử vong do ba bệnh AIDS, lao và sốt rét cộng lại. Các di chứng thường gặp sau đột quỵ bao gồm:
  • Yếu cơ, liệt tay chân hoặc liệt một bên cơ thể
  • Rối loạn nuốt, dễ sặc và hóc thức ăn dẫn đến tắc nghẽn đường thở, co thắt phế quản, viêm phổi
  • Đau nhức đầu, suy giảm trí nhớ và nhận thức, động kinh co giật, …
  • Rối loạn ngôn ngữ: nói lắp, nói ngọng, không hiểu người khác nói gì, …
  • Rối loạn cảm xúc và trầm cảm

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đột quỵ

Có rất nhiều nguyên nhân và các yếu tố có thể gây đột quỵ, bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát.

2.1. Các yếu tố gây đột quỵ không thể kiểm soát

Đây là các yếu tố mà chúng ta không thể can thiệp và thay đổi, bao gồm: lứa tuổi, giới tính, tiền sử gia đình và các bệnh bẩm sinh. 
Ở người cao tuổi, tế bào bị thoái hóa và chức năng các cơ quan suy giảm theo thời gian. Từ 55 tuổi trở đi, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ đột quỵ lại tăng gấp đôi. Bên cạnh đó, những người có tiền sử gia đình bị đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh lý tim mạch cũng dễ bị đột quỵ hơn
benh dot quy va cach phong tranh 2
Người sau 55 tuổi nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm
.
Dị dạng mạch máu não và hồng cầu hình liềm là hai bệnh bẩm sinh làm giảm cung cấp máu cũng như chất lượng máu cho não bộ có thể dẫn đến đột quỵ. Trong dị dạng mạch máu, xuất hiện sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch ảnh hưởng đến con đường vận chuyển máu. Với bệnh hồng cầu hình liềm, các tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm, khó di chuyển trong mạch máu để vận chuyển oxy.

2.2. Các yếu tố gây đột quỵ có thể kiểm soát

Các bệnh chuyển hóa và tim mạch là yếu tố hàng đầu gây ra đột quỵ. Hầu hết các bệnh nhân bị cơn đột quỵ tấn công đều mắc hoặc có tiền sử mắc ít nhất một trong số các bệnh sau:
  • Bệnh về tim: suy tim, hở van tim, …
  • Đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn mỡ máu
  • Thừa cân, béo phì
  • Thiếu máu não: đây là bệnh lý trực tiếp gây ra đột quỵ, các tế bào não không đủ oxy và dinh dưỡng dẫn đến rối loạn chức năng.
Bên cạnh đó, một số thói quen và chế độ ăn không lành mạnh cũng góp phần thúc đẩy nguy cơ bị đột quỵ:
  • Chế độ ăn nhiều muối, đường và dầu mỡ, các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao
  • Thói quen sử dụng rượu bia, hút thuốc lá
  • Lười vận động gây thừa cân, béo phì

3. Hướng dẫn cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả

Để bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của các cơn đột quỵ, mỗi chúng ta cần có một chiến lược phòng ngừa phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý bạn không nên bỏ qua trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mình:

3.1. Chế độ ăn khoa học

Trước hết, điều quan trọng nhất là bạn cần hạn chế các loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ:
  • Thức ăn nhiều đường: bánh kẹo ngọt, nước ngọt, …
  • Thức ăn nhiều muối: ăn mặn, đồ đóng hộp, muối chua …
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: đồ ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên, …
  • Thức ăn giàu cholesterol: sữa béo, phô mai, nội tạng động vật, …
Một số loại thực phẩm tốt cho tim mạch cũng như chuyển hóa giúp phòng ngừa đột quỵ bạn có thể thêm vào chế độ ăn bao gồm:
  • Ngũ cốc nguyên hạt bổ sung tinh bột và chất xơ: yến mạch, bột mì, gạo lứt, bánh mì nguyên cám, …
  • Dầu và bơ thực vật (đậu nành, oliu), đậu phộng, hạt lanh, quả bơ, …
  • Thịt nạc, trứng, đậu nành, sữa tách béo, …

3.2. Tập luyện thích hợp

Thói quen lười vận động là nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến đột quỵ. Bạn nên duy trì tập thể dục 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để có một sức khỏe ổn định. Các bài tập nhẹ nhàng dành cho người cao tuổi như: tập dưỡng sinh, thiền, đi bộ, đạp xe, … Ở độ tuổi trẻ hơn có thể tập yoga, chạy bộ, bơi, …
Các thói quen gây hại như thức khuya, hút thuốc lá, uống rượu bia, … cũng cần được loại bỏ.
benh dot quy va cach phong tranh 4
Thói quen tập thể dục giúp phòng tránh đột quỵ
 

3.3. Kiểm soát các chỉ số sức khỏe

Đặc biệt ở người già gặp tình trạng đa bệnh lý, thường xuyên theo dõi và kiểm soát tốt các chỉ số sức khỏe là vô cùng cần thiết. Các chỉ số như huyết áp, mỡ máu, đường máu có thể dễ dàng theo dõi tại nhà bằng các thiết bị điện tử được bán phổ biến trên thị trường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần.

3.4. Sử dụng các sản phẩm bổ não

Các sản phẩm bổ não, hoạt huyết cũng là lựa chọn của nhiều người trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe não bộ. Thông thường, sản phẩm hoạt huyết có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, phù hợp với sinh lý và an toàn khi sử dụng lâu dài. Tác dụng hoạt huyết giúp tăng cường máu não, các vitamin và chất bổ sung giúp tế bào thần kinh khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.
benh dot quy va cach phong tranh 5
Sử dụng Ích não An Hưng giúp phòng tránh nguy cơ đột quỵ
Ích não An Hưng cũng là một loại hoạt huyết ích não được tin dùng trên thị trường. Sản phẩm có thành phần 100% từ tự nhiên, phòng ngừa đột quỵ hiệu quả nhờ các tác dụng: hoạt huyết tăng lưu thông máu lên não, chống gốc tự do giảm tổn thương tế bào và chống xơ vữa mạch, bổ sung vitamin và dưỡng chất cho hệ thần kinh. Chiết xuất Gingko biloba và cúc thơm đóng vai trò hoạt huyết và ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Resveratrol và Voacanga Africana đều là các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do, ngăn ngừa mảng xơ vữa hình thành. Vitamin B1, B6 và zeaxanthin bổ sung dưỡng chất cần thiết cho tế bào thần kinh và mắt.
Thêm vào đó, đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có tính chuyên biệt ngày đêm. Ngoài các thành phần ở trên, viên uống ban ngày bổ sung citicoline, taurin giúp tăng cường chức năng não bộ; viên uống ban đêm giúp an thần, ngủ ngon nhờ chiết xuất cây Nữ lang và GABA. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những có nguy cơ bị đột quỵ và bệnh nhân hồi phục sau đột quỵ.

Đột quỵ là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm, tỷ lệ tử vong lên đến 50% và các di chứng để lại vô cùng nặng nề. Hiểu rõ về bệnh đột quỵ và cách phòng tránh giúp cho bạn có chiến lược bảo vệ sức khỏe thích hợp và hiệu quả. Hi vọng những thông tin chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ hữu ích cho quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà của bạn.

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây