Suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân và biện pháp cải thiện 

Thứ ba - 30/11/2021 04:47
Suy giảm trí nhớ từ xưa được xem là căn bệnh của tuổi già, tuy nhiên ngày nay nó xuất hiện rất nhiều cả ở người trẻ, gây ra không ít xáo trộn và ảnh hưởng tiêu cực  tới cuộc sống. Ở Việt Nam, ước tính cứ 3 giây lại có một người bị suy giảm trí nhớ. Nếu không phát hiện sớm và cải thiện đúng cách, khoảng 50% trường hợp suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ chỉ sau 3 năm.

1. Suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ là hiện tượng não bộ suy giảm chức năng, quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ. Điều này khiến cho người bệnh trở nên đãng trí, hay quên những sự việc vừa xảy ra hoặc những việc cần làm như quên mang ví tiền, gửi email quên đính kèm tệp, nhầm lẫn các mốc thời gian,.. Khi bệnh nặng hơn thì tần suất quên cũng tăng và quên nhiều sự việc hơn. 
Trước đây, suy giảm trí nhớ là tình trạng gần như chỉ gặp ở người cao tuổi (do sự suy thoái tế bào thần kinh theo tuổi tác). Nhưng hiện nay có tới 20-30% người trẻ tuổi gặp vấn đề về trí nhớ, điển hình là nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên và phụ nữ sau sinh.

2. Nguyên nhân suy giảm trí nhớ

Não bộ và hệ thần kinh con người mỗi ngày đều bị tác động bởi rất nhiều yếu tố có hại. Do vậy, hiện tượng suy giảm trí nhớ cũng do nhiều nguyên nhân gây ra. Chúng ta cần phải nắm rõ những nguyên nhân này để hiểu được bản thân đang gặp vấn đề gì.

  • Gốc tự do: Tác động của các gốc tự do là nguyên nhân thường gặp. Chúng tác động lên các mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não – cơ quan có 60% là các chất béo. Gốc tự do làm tổn thương màng tế bào và khiến khả năng dẫn truyền thần kinh rối loạn theo. Sự tấn công của các gốc tự do thậm chí có thể gây chết tế bào và thoái hóa não bộ, từ đó khiến cho trí nhớ suy giảm.

    suy giam tri nho 2
    Gốc tự do tấn công tế bào não khiến trí nhớ giảm sút
  • Stress, căng thẳng: Những căng thẳng, áp lực trong công việc, học tập tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và làm giảm tốc độ phản ứng với sự việc xung quanh, khiến con người khó tập trung, dễ phân tán tư tưởng. Lâu ngày làm não bộ suy giảm chức năng và trí nhớ sa sút dần. Bên cạnh đó, thần kinh căng thẳng khiến cơ thể tăng sinh gốc tự do, một tác nhân tấn công não bộ mà ta đã nhắc đến ở trên.  
  • Mất ngủ, ngủ không đủ giấc: Sau một ngày mệt mỏi, giấc ngủ là khoảng thời gian giúp cơ thể và tâm trí được nghỉ ngơi, các tế bào ở não được phục hồi và tái tạo năng lượng. Sóng não được tạo ra khi ngủ rất quan trọng trong việc chuyển những ký ức đến vỏ não trước trán để lưu trữ. Những người thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc thì cơ thể giảm khả năng đào thải độc tố, cũng không tạo ra loại sóng não này. Do vậy mà thông tin về vỏ não trước trán ngừng trệ, làm mất trí nhớ ngắn hạn và mau quên.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: nhiều đồ ngọt, các món dầu mỡ, chất bảo quản và phụ gia, đường hóa học… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ. Việc thiếu hụt các vitamin B1,B6 này có thể gây rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, uống nhiều rượu cũng khiến trí nhớ kém dần, tác động không tốt trên hệ thần kinh trung ương.
  • Tuổi tác: Các nghiên cứu cho thấy, sau 25 tuổi, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị chết đi mà không có sự sinh sản thêm. Thêm vào đó, tuổi tác càng nhiều thì chức năng chung của tế bào thần kinh càng bị thoái hóa. Lưu lượng máu đẩy lên nuôi các tế bào thần kinh cũng giảm dẫn tới rối loạn các phản xạ như phản ứng chậm chạp, lúc quên lúc nhớ. Không chỉ vậy, suy giảm trí nhớ có thể là hệ lụy do các bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, hay đột quỵ để lại.
  • Rối loạn nội tiết tố: mất cân bằng nội tiết cũng gây nên suy giảm trí nhớ. Ở phụ nữ mang thai, nồng độ estrogen tăng rất cao nhưng lại sụt giảm nghiêm trọng trong 3 tháng sau sinh. Sự mất cân bằng nội tiết tác động mạnh mẽ lên não bộ, dẫn đến rối loạn hoạt động của các tế bào thần kinh ở não, trong đó có các trung khu có chức năng ghi nhớ, xử lý thông tin. 

3. Hậu quả nghiêm trọng của suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ với cả những người xung quanh. 
Đầu tiên, chứng hay quên khiến người bệnh làm việc sai sót, giảm tư duy, giảm tập trung, do đó hiệu quả công việc hay kết quả học tập cũng giảm sút. Trong sinh hoạt thường ngày cũng sẽ gặp nhiều sự cố phiền phức như quên đón con, đêm ngủ quên khóa cửa ,...
Tiếp đó, suy giảm trí nhớ sẽ tiến triển thành sa sút trí tuệ sau 3 năm nếu không được điều trị kịp thời. Các bệnh liên quan đến sa sút trí tuệ như Alzheimer, Parkinson khiến người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ, vận động, mất khả năng nhận biết sự vật, không tự phục vụ được những nhu cầu cơ bản của bản thân, tính khí thất thường… Do đó, những người chăm sóc và sống cùng người bệnh cũng gặp không ít khó khăn và áp lực trong việc chăm bệnh.
suy giam tri nho 3
Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày

4. Làm sao để cải thiện bệnh suy giảm trí nhớ?

Ngay từ khi bệnh suy giảm trí nhớ chưa nghiêm trọng, ta cần phải có biện pháp điều trị kịp thời để tránh những hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
  • Giải tỏa các căng thẳng, áp lực trong cuộc sống: Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, ngủ đủ giấc, đúng giờ để não bộ không làm việc quá sức. Tự tạo cho mình niềm vui bằng cách dành thời gian làm những việc mình thích như nghe nhạc, vẽ tranh, đi du lịch,...
  • Tăng cường rèn luyện trí não: Ngoài tư duy trong công việc hay học tập thì có thể rèn luyện trí óc bằng cách tính nhẩm, chơi xếp hình, giải đố, học những lĩnh vực mới...Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, việc học ít nhất một ngoại ngữ giúp làm giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer.
  • Tập luyện và vận động thể chất điều độ: Tập thể dục, chơi thể thao đều đặn mỗi ngày giúp máu lưu thông đến não bộ tốt hơn, giúp tinh thần thư thái, từ đó tăng cường trí nhớ. Thực hiện các bài tập phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga...
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng: Cung cấp đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất cho não bộ hoạt động và phát triển. Bổ sung các loại vitamin B1, vitamin B6 giúp bổ thần kinh (có trong thịt bò, cá, măng tây, rau bina,...), tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ
    suy giam tri nho 1
    Các hoạt chất giúp tăng cường chức năng não bộ
  • Bổ sung chất chống gốc tự do, tăng cường chức năng não bộ: Chất chống gốc tự do như Resveratrol có khả năng giải phóng ra điện tử, bù vào điện tử còn thiếu của các gốc tự do, vô hiệu hóa khả năng oxy hóa của chúng. Do đó, các chất chống gốc tự do có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và hạn chế suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó người bệnh còn cần bổ sung các hoạt chất giúp tăng cường trí nhớ, giảm tình trạng sa sút trí tuệ, ví dụ như Citicoline, Taurine, Voacanga Africana. 
  • Resveratrol (chiết xuất từ vỏ nho và hạt nho) là chất ngăn ngừa quá trình oxy hóa mỡ xấu LDL, giảm viêm và chống hình thành huyết khối. Bảo vệ các tế bào thần kinh, ngăn tích tụ các mảng bám beta-amyloid - một yếu tố dẫn đến bệnh Alzheimer. Hạn chế sự lây lan của các tế bào ung thư và kích hoạt quá trình chết tế bào ung thư theo chương trình.
  • Citicoline giúp thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp các phospholipid trong màng tế bào thần kinh, giảm hình thành gốc tự do, tăng sự trao đổi chất ở não, tác dụng bảo vệ thần kinh trong tình trạng thiếu oxy và thiếu máu cục bộ. 
  • Taurine tham gia vào các men và chất chuyển hóa bên trong tế bào thần kinh, giúp tế bào làm việc chính xác hơn và bảo vệ các cấu trúc của tế bào khỏi bị hư hại do các gốc oxy hóa
  • Voacanga Africana có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi stress oxy hóa và gốc tự do. Hoạt chất này làm tăng hoạt tính của các đường dẫn thần kinh giúp tăng chức năng nhận thức. Đồng thời ngăn chặn sự tích lũy các peptide beta-amyloid trong tế bào thần kinh, một hiện tượng liên quan đến bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer.
Sản phẩm Ích não An Hưng của công ty cổ phần dược phẩm An Hưng giúp bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ như taurine, citicoline, cao voacanga africana cùng các vitamin và dưỡng chất khác giúp tăng khả năng tập trung, ghi nhớ. Hơn nữa sản phẩm còn bổ sung viên uống ban đêm giúp an thần, tạo giấc ngủ tự nhiên, giúp bạn thư giãn trong 1 ngày làm việc căng thẳng, nạp lại năng lượng cho ngày mới. 
Tóm lại, bệnh suy giảm trí nhớ về lâu dài có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức đúng từ sớm và áp dụng các biện pháp phù hợp để cải thiện bệnh và đề phòng những diễn biến xấu nhất. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn duy trì được bộ não khỏe mạnh với một trí nhớ dẻo dai.
Xem thêm:
Ăn gì để bổ não nhớ lâu
Uống hoạt huyết dưỡng não có tốt không?
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây