Suy giảm trí nhớ mất tập trung: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thứ ba - 30/11/2021 04:58
Suy giảm trí nhớ mất tập trung là cặp đôi song hành rất thường gặp ở nhiều đối tượng, bất kể độ tuổi nào. Cả mất tập trung và suy giảm trí nhớ đều là dấu hiệu cảnh báo hoạt động của não bộ đang suy yếu và  gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người bệnh cũng như những người xung quanh.

1. Suy giảm trí nhớ và mất tập trung là gì?

Suy giảm trí nhớ là hội chứng suy giảm chức năng ghi nhớ của não bộ hoặc quá trình vận chuyển thông tin về vỏ não trước bị ngưng trệ. Người bệnh trở nên đãng trí và hay quên nhiều sự vật, sự việc. 
Trong khi đó, mất tập trung là tình trạng bị phân tán tư tưởng bởi những sự việc xung quanh, suy nghĩ lan man nhiều chuyện trong khi đang làm việc khác, giảm tiếp nhận thông tin mong muốn hoặc không thể duy trì sự chú ý của bạn vào công việc.
Các nhà khoa học đã chứng minh được mối quan hệ giữa việc suy giảm trí nhớ và mất tập trung. Cụ thể, trong quá trình làm việc, sự mất tập trung làm gián đoạn quá trình lưu lại các thông tin ở vùng trước trán. Vùng vỏ não trước trán là nơi chuyển những ký ức ngắn hạn thành dài hạn và lưu trữ chúng. Do vậy, việc mất tập trung thường xuyên trong thời gian dài  sẽ dẫn đến sa sút trí nhớ.

2. Nguyên nhân của suy giảm trí nhớ mất tập trung

Suy giảm trí nhớ mất tập trung có mối liên hệ chặt chẽ và thường đi đôi với nhau. Do đó, chúng có chung nhiều nguyên nhân,  bao gồm cả nguyên nhân do sức khỏe và nguyên nhân không liên quan đến sức khỏe người bệnh.
  • Gốc tự do: là các phân tử được sinh ra từ quá trình chuyển hóa để duy trì sự sống của cơ thể. Gốc tự do đặc biệt tác động lên não – cơ quan giàu chất béo nhất của cơ thể, làm tổn thương thậm chí gây chết tế bào kéo theo  dẫn truyền thần kinh bị rối loạn. Không chỉ vậy, chúng tấn công và làm hẹp lòng mạch máu, cản máu vận chuyển oxy và dưỡng chất lên đến não. Sự thoái hóa của tế bào não do thiếu năng lượng và bị phá hủy về lâu dài khiến cho trí nhớ người bệnh suy giảm, mất tập trung.
    goc tu do suy giam tri nho mat tap trung (1)
    Gốc tự do gây tổn thương tế bào não
  • Căng thẳng, áp lực: Những người bị stress kéo dài, rơi vào trầm cảm thường giảm tốc độ phản ứng với sự việc xung quanh, dễ phân tán tư tưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, thần kinh căng thẳng khiến cơ thể tăng sinh gốc tự do, một tác nhân tấn công não bộ khiến cho não bộ suy giảm chức năng.  
  • Mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc: khiến cơ thể giảm khả năng đào thải độc tố, đồng thời  không tạo ra loại sóng não có vai trò chuyển những ký ức đến vỏ não trước trán để lưu trữ. Do vậy mà thông tin về vỏ não trước trán ngừng trệ, người bệnh mau quên. Việc thiếu ngủ, mất ngủ cũng làm suy yếu khả năng miễn dịch và nhanh chóng gây ra tình trạng kiệt sức, rối loạn hormone. Khi ấy, khả năng tập trung cũng suy giảm nghiêm trọng.
  • Chế độ ăn nhiều đồ ngọt, dầu mỡ, chất bảo quản và phụ gia trong khi thiếu hụt các chất dinh dưỡng… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ. Việc thiếu hụt các vitamin quan trọng như B1, B6 hay việc sử dụng rượu bia thường xuyên có thể gây rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. 
  • Tuổi tác và bệnh lý: Tuổi càng cao thì chức năng chung của tế bào thần kinh càng bị thoái hóa. Lưu lượng máu đẩy lên nuôi các tế bào thần kinh cũng giảm do người cao tuổi thường mắc các bệnh thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, hoặc biến chứng từ cơn tai biến khiến mất tập trung suy giảm trí nhớ trầm trọng hơn. 
  • Các rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh (lượng estrogen giảm mạnh) dẫn đến rối loạn hoạt động của các trung khu có chức năng ghi nhớ, xử lý thông tin ở não.
  • Phương pháp làm việc không khoa học, thiếu kỷ luật, thiếu nghiêm túc do tinh thần chủ quan cũng gây ảnh hưởng tới khả năng tập trung, lâu dần sẽ ảnh hưởng khả năng ghi nhớ.

3. Tác hại của chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung

Mất tập trung suy giảm trí nhớ khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn trong công việc, trong sinh hoạt, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khi suy giảm trí nhớ và mất tập trung, người bệnh làm việc dễ sai sót, giảm khả năng nắm bắt và ghi nhớ thông tin, hiệu quả công việc hay kết quả học tập sẽ giảm sút. Trong sinh hoạt thường ngày cũng sẽ gặp nhiều sự cố phiền phức như quên đón con, đêm ngủ quên khóa cửa ,...
Nếu tình trạng này liên tiếp tái diễn và kéo dài sẽ tiến triển thành sa sút trí tuệ sau 3 năm. Sa sút trí tuệ khiến người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ, vận động, mất khả năng nhận biết sự vật, không tự phục vụ được những nhu cầu cơ bản của bản thân, tính khí thất thường, và có nguy cơ tử vong. Do đó, những người chăm sóc và sống cùng người bệnh cũng gặp không ít khó khăn và áp lực trong việc chăm bệnh.

4. Biện pháp cải thiện tình trạng mất tập trung suy giảm trí nhớ

Để khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ mất tập trung, duy trì lối sống lành mạnh và làm việc khoa học, giữ vững tinh thần vui vẻ, sảng khoái là rất quan trọng. Thêm vào đó phải bổ sung những hoạt chất cần thiết để não bộ có một “sức đề kháng tốt” chống lại các yếu tố tấn công.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, ngủ đủ giấc, đúng giờ để não bộ không làm việc quá sức. Dành thời gian thực hiện sở thích là cách để giải tỏa mọi căng thẳng trong cuộc sống. Một tinh thần hứng khởi và tràn đầy năng lượng sẽ giúp tăng khả năng tập trung và ghi nhớ.
  • Tăng cường rèn luyện trí não bằng các hoạt động tính nhẩm, chơi xếp hình, giải đố, học ngoại ngữ mới...Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc học ngoại ngữ giúp làm giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer.
    suy giam tri nho mat tap trung 3
    Rèn luyện trí não ngăn ngừa các bệnh liên quan đến sa sút trí tuệ
  • Rèn luyện thể chất điều độ với các bài tập phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga,.. mỗi ngày giúp máu lưu thông đến não bộ tốt hơn, giúp tinh thần thư thái, não bộ hoạt động hiệu quả tối đa. 
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đa dạng: Cung cấp đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất cho não bộ duy trì hoạt động và phát triển. Bổ sung các loại vitamin B1, vitamin B6 có tác dụng bổ thần kinh (có trong thịt bò, cá, măng tây,...), omega-3 có ở cá ngừ, cá hồi, hạt óc chó làm tăng cường hoạt động của trí não. Bên cạnh đó, nạp năng lượng cho não bằng cách ăn sáng đầy đủ, bổ sung năng lượng bằng đường glucose từ các loại hoa quả hoặc uống cacao giúp tinh thần tỉnh táo, tập trung.
  • Phương pháp làm việc khoa học: làm việc ở nơi yên tĩnh, ngắt kết nối khỏi mạng xã hội và Internet nếu không liên quan tới công việc hay học tập, lập danh sách các việc cần làm và thực hiện lần lượt, không làm nhiều việc, học nhiều môn cùng lúc,...
  • Sử dụng thuốc/ thực phẩm chức năng giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động não bộ: Những người mắc chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung cần được bổ sung các chất chống gốc tự do để bảo vệ thần kinh, cùng với đó là các hoạt chất giúp tăng cường trí nhớ, giảm sa sút trí tuệ.
suy giam tri nho mat tap trung 1
Những hoạt chất giúp tốt cho não bộ giúp tăng trí nhớ và khả năng tập trung
 
  • Resveratrol là chất chống gốc tự do, ngăn oxy hóa mỡ xấu, và chống hình thành huyết khối. Bảo vệ các tế bào thần kinh, ngăn tích tụ các mảng bám beta-amyloid - một yếu tố dẫn đến bệnh Alzheimer. Hạn chế sự lây lan của các tế bào ung thư và kích hoạt quá trình chết tế bào ung thư theo chương trình.
  • Citicoline giúp thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp các phospholipid trong màng tế bào thần kinh, giảm hình thành gốc tự do, tăng sự trao đổi chất ở não, tác dụng bảo vệ thần kinh trong tình trạng thiếu oxy và thiếu máu cục bộ. 
  • Taurine tham gia vào các men và chất chuyển hóa bên trong tế bào thần kinh, giúp tế bào làm việc chính xác hơn và bảo vệ các cấu trúc của tế bào khỏi bị hư hại do các gốc oxy hóa.
  • Voacanga Africana cũng là chất chống gốc tự do, làm tăng dẫn truyền thần kinh giúp tăng chức năng nhận thức. Đồng thời ngăn chặn sự tích lũy các peptide beta-amyloid trong tế bào thần kinh, một hiện tượng liên quan đến bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer.
Hy vọng những kiến thức được cung cấp trên đây hữu ích cho bạn trong việc cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ mất tập trung của bản thân. Đừng quên chia sẻ kiến thức với những người xung quanh và thăm khám định kỳ để xác định tình trạng bệnh cũng như hỏi ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.  
Chào bạn! Chúng tôi là GPharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App Gpharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 0985.022.240
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây