Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ và cách phòng tránh từ sớm

Thứ tư - 09/02/2022 21:32
Đột quỵ là căn bệnh thầm lặng nhưng rất nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào. Ngày nay những người trẻ tuổi bị đột quỵ đã không còn là hiện tượng hiếm gặp, nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ chủ yếu là do nhiều thói quen trong cuộc sống hàng ngày mà ít ai để ý.

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc mạch máu bị vỡ. Điều này khiến cho lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não đột ngột bị suy giảm. Chỉ trong vài phút, một số lượng lớn tế bào não bắt đầu chết dần, để lại những hậu quả nặng nề thậm chí là gây tử vong.
Đột quỵ não có hai dạng chính là nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ) và xuất huyết não. Trong đó nhồi máu não chiếm 85% số ca tai biến, xảy ra do xuất hiện các cục máu đông làm cản trở quá trình lưu thông máu gây thiếu máu não và hoại tử ở não. Xuất huyết não là do thành động mạch yếu hoặc có các vết rò rỉ khiến máu tràn vào trong mô não, gây tổn thương nghiêm trọng và làm vỡ mạch máu não, phá hủy các tế bào não.
nguyen nhan dot quy o nguoi tre 1
Xuất huyết não và nhồi máu não là hai dạng chính của đột quỵ
 

2. Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ

Nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ có thể được chia thành hai nhóm chính là nguyên nhân do bệnh lý và nguyên nhân không phải do bệnh lý.

2.1 Nguyên nhân bệnh lý

Các bệnh tiềm ẩn nguy cơ tai biến mạch máu não bao gồm thiếu máu não, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, suy tim,... Những bệnh lý này nguy hiểm và gây tổn thương thành mạch, hoặc làm tăng hình thành cục máu đông, ngăn cản quá trình vận chuyển máu, dẫn đến thiếu máu lên não.
Đáng chú ý, dị dạng mạch máu não là nguyên nhân bệnh lý hàng đầu gây đột quỵ ở người trẻ. Sự phát triển bất thường của mạch máu não gây nên những túi phình có thành mạch máu mỏng yếu, là nguyên nhân có thể gây xuất huyết não, hoặc xảy ra hiện tượng bóc tách mạch gây hẹp tắc mạch – nhồi máu não.

2.2 Nguyên nhân không phải bệnh lý

Người trẻ thường có sức khỏe và khả năng đề kháng với bệnh tật tốt hơn người cao tuổi do cơ thể chưa có sự thoái hóa chức năng và ít nguy cơ mắc các bệnh mạn tính tăng huyết áp, đái tháo đường,... Vì vậy, nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ chủ yếu đến từ thói quen xấu trong sinh hoạt, những yếu tố gây hại dù rất nhỏ nhưng tích lũy nhiều ngày cuối cùng gây nên cơn đột quỵ.
  • Mất ngủ, căng thẳng kéo dài: Người trẻ mỗi ngày đều phải đối mặt với nhiều áp lực từ công việc, gia đình, con cái,... Chính những lo toan và căng thẳng không dứt khiến cho nhiều người thiếu ngủ, mất ngủ, cơ thể luôn trong tình trạng kiệt sức và mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài thì sức khỏe sẽ ngày một suy yếu, đặc biệt là sức khỏe của bộ não. Não bộ suy giảm chức năng là điều kiện thuận lợi cho cơn đột quỵ tấn công sớm hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, ăn đồ ăn dầu mỡ chiên rán, ít ăn thực phẩm bổ dưỡng như rau xanh, tôm cá,... làm gia tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch. Đây chính là các bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây nên tai biến mạch máu não.
  • Lười vận động: Thói quen ít vận động có thể do đặc thù công việc phải ngồi, đứng nhiều như công nhân, nhân viên văn phòng, hay đơn giản là do ngại hoạt động khiến cho cơ thể trì trệ, tích lũy mỡ thừa và dễ bị thừa cân. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao mắc các bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường,... Người không vận động có nguy cơ đột quỵ tăng 20% so với người vận động và tập luyện thể thao 4 lần/ tuần.
  • Hút thuốc, rượu bia: Thuốc lá và rượu bia là các loại chất kích thích góp phần vào hủy hoại mạch máu, hệ thần kinh. Không chỉ vậy, chúng còn làm trầm trọng thêm nhiều loại bệnh nguy hiểm như xơ vữa mạch máu, huyết áp,...
  • Thái độ chủ quan: Phần lớn người trẻ đều cho rằng các bệnh mạn tính về huyết áp, tim mạch, đặc biệt là đột quỵ chỉ xuất hiện ở những người trên 60 tuổi. Do đó họ thường chủ quan và không điều chỉnh lại những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, không thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của mình. Sự chủ quan này dẫn đến tình trạng người bệnh chỉ phát hiện ra khi bệnh đã trở nặng và để lại biến chứng nặng nề.
    nguyen nhan dot quy o nguoi tre 2
    Ngồi nhiều, ít vận động làm tăng nguy cơ đột quỵ

3. Phòng tránh đột quỵ ở người trẻ bằng cách nào

Không chỉ người già, người mắc nhiều bệnh lý nền mà người trẻ cũng cần sớm nhận thức đúng về căn bệnh tai biến và phòng ngừa chúng càng sớm càng tốt.
  • Điều trị tốt các bệnh đang mắc nếu có như tăng huyết áp, béo phì, tình trạng thiếu máu não,... Đây là việc làm quan trọng để kiểm soát một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ, ngăn chặn cơn tai biến tấn công.
  • Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để điều dưỡng lại cơ thể. Cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, chú ý ăn nhạt đối với người có bệnh về huyết áp, kiểm soát lượng đường, hạn chế ăn tinh bột ở người tiểu đường,... Hạn chế tối đã rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể như chất chống oxy hóa, omega 3, vitamin và khoáng chất từ các loại hạt, ngũ cốc, rau xanh, củ quả tươi, tôm, cá hồi, cá ngừ,... để tăng cường các yếu tố bảo vệ mạch máu, bảo vệ hệ thần kinh và não bộ.
  • Chế độ sinh hoạt phù hợp, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và thư giãn là cách giúp cơ thể hồi phục năng lượng, đặc biệt là giúp cho não bộ có thời gian đào thải các chất độc hại, làm tăng khả năng hoạt động và tăng sức bền.
  • Tích cực vận động thể lực: Chúng ta đều biết rằng người tập thể dục thể thao có nguy cơ đột quỵ thấp hơn hẳn những người ngồi nhiều, ít vận động. Hoạt động thể lực thường xuyên làm tăng lưu thông khí huyết, hạn chế ứ tắc dòng máu, giúp tiêu hao năng lượng và giảm nguy cơ béo phì.
  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên là cách để tầm soát, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý có thể dẫn tới tai biến bao gồm: suy tim, dị dạng mạch máu não, huyết áp cao,...
  • Bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ: sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa các dưỡng chất giúp tăng cường tuần hoàn, bảo vệ não bộ trước nhiều yếu tố tấn công, ví dụ như chiết xuất cúc thơm, bạch quả ginkgo biloba, chiết xuất việt quất,... 
    nguyen nhan dot quy o nguoi tre 3
    Rèn luyện lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ tai biến
Ích não An Hưng là sản phẩm là sản phẩm hỗ trợ hoạt huyết tiên phong chuyên biệt ngày đêm. Với chiết xuất Ginkgo biloba liều tiêu chuẩn được nhập khẩu từ Pháp cùng sự kết hợp nhiều loại thảo dược quý, Ích não An Hưng giúp hoạt huyết dưỡng não và phòng chống tai biến đột quỵ hiệu quả. Đồng thời với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, lành tính và an toàn khi sử dụng lâu dài.
ich nao an hung gia ban 3
Ích não An Hưng giúp phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ 

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ mà ai cũng cần biết. Đột quỵ có thể tấn công chúng ta một cách bất ngờ và để lại di chứng nặng nề. Vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể mình và phòng ngừa căn bệnh vô cùng nguy hiểm này trước khi quá muộn. 
Xem thêm
Triệu chứng đột quỵ không thể chủ quan
Di chứng tai biến mạch máu não

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây