Làm gì khi bị đột quỵ? Những cách xử lý cần phải nắm vững

Thứ sáu - 18/02/2022 04:12
Hiện nay, số người bị đột quỵ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, gây lên nhiều hệ lụy nghiêm trọng như liệt hoặc thậm chí là tử vong. Đối với người bị đột quỵ thì ngoài việc cấp cứu tại các cơ sở y tế thì việc sơ cứu tại chỗ cũng vô cùng quan trọng. Vậy phải làm gì khi bị đột quỵ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các cách xử lý và sơ cứu đảm bảo an toàn cho người bệnh. 

1. Đột quỵ là gì?

1.1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (Tai biến mạch máu não) là tình trạng lượng máu lưu thông tới não đột ngột mất hoặc bị giảm dẫn đến hiện tượng suy giảm, mất chức năng hoặc làm chết tế bào não.
Chỉ trong vài phút nếu tế bào não không được cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết thì chúng sẽ bắt đầu chết dần. Vậy cần phải làm gì khi bị đột quỵ? Đối với những trường hợp này thì cần phải được cấp cứu càng nhanh càng tốt, cần điều trị sớm để giảm được nhiều nhất những tổn thương có thể xảy ra đối với não bộ.
lam gi khi bi dot quy 1
Đột quỵ thường hay gặp ở người cao tuổi
 

1.2. Những biến chứng của đột quỵ

Những người sau khi bị đột quỵ thường gặp phải biến chứng hoặc di chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của não bộ mà người bệnh có thể gặp một hoặc vài các biến chứng sau:
  • Liệt nửa người hoặc giảm chức năng vận động của các chi
  • Rối loạn ngôn ngữ: Nói ngọng, nói lắp, phát âm không tốt hoặc khó diễn đạt suy nghĩ thành lời nói
  • Rối loạn nhận thức: Sa sút trí tuệ, không tỉnh táo, rất hay quên
  • Ảnh hưởng tới thị giác: Mắt mờ một hoặc cả hai bên, thậm chí là bị mù một phần hoặc toàn bộ
  • Rối loạn cơ tròn: Biểu hiện như bí tiểu, khó khăn trong việc đi tiểu, đại tiểu tiện không tự chủ
Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới tinh thần, tốn nhiều chi phí cho người bệnh, gia đình và xã hội.
lam gi khi bi dot quy 2
Liệt nửa người là biến chứng thường gặp sau khi bị đột quỵ
 

2. Cần làm gì khi bị đột quỵ

Việc cấp cứu đúng cách sẽ đóng vai trò rất quan trọng và giảm nguy cơ tử vong cho người bị đột quỵ. Sơ cứu đúng và kịp thời để đảm bảo tính an toàn cho người bệnh trong khoảng thời gian chờ đợi được hỗ trợ cấp cứu bởi các bác sĩ. Do đó, mỗi người cần phải nắm rõ những kiến thức cơ bản nhất để biết bản thân cần làm gì khi bị đột quỵ.

2.1. Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ

Đột quỵ được coi là một cấp cứu y tế khẩn cấp, do đó cần phải biết rõ các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ để có thể gọi cho các cơ sở y tế gần nhất và xử lý kịp thời.
Những dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ mà mọi người cần phải biết rõ bao gồm:
  • Đột ngột mất ý thức, rơi vào trạng thái hôn mê
  • Đau đầu dữ dội, không giữ được thăng bằng 
  • Chân tay đột ngột tê bì, yếu không rõ nguyên nhân
  • Đột nhiên bị méo mồm, không thể nói được
  • Liệt mặt một bên, tê cứng nửa người
  • Giảm thị lực mắt một cách đột ngột, mắt một bên nhắm không kín
  • Đột ngột buồn nôn, tức ngực và khó thở
    lam gi khi bi dot quy 3
     Méo miệng là dấu hiệu nhận biết đột quỵ

2.2. Cách xử lý khi bị đột quỵ

Để biết rõ bản thân cần làm gì khi bị đột quỵ, mọi người cần nhớ rõ các cách xử lý tại nhà sau đây:
  • Ngay lập tức cần gọi điện thoại cấp cứu 115
  • Trong khoảng thời gian chờ đợi sự hỗ trợ của các nhân viên y tế mọi người cần bình tĩnh, đặt đầu và lưng của người bệnh nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để tránh trường hợp bị sặc đường thở
  • Nếu người bệnh mặc quần áo bó nên nới lỏng, để họ mặc quần áo rộng và thoáng, mở cổ áo để có thể kiểm tra hô hấp của người bệnh
  • Nếu gặp trường hợp người bệnh bị ngừng tim cần tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc kêu gọi những người xung quanh hỗ trợ
  • Trong trường hợp người bệnh bị nôn, xoay người bệnh sang một bên để tránh cho đờm, dãi không chảy ngược vào mũi, phổi. Dùng khăn quấn vào ngón trỏ tay để lấy sạch đờm, dãi trong miệng của người bệnh ra
  • Đối với những người bệnh xuất hiện cơn co giật, cần lấy vải quấn vào chiếc đũa để ngáng ngang miệng để tránh người bệnh tự cắn vào lưỡi của mình
  • Bên cạnh đó, cần ghi chú lại thời điểm mà người bệnh bắt đầu có biểu hiện đột quỵ bất thường. Ghi lại thuốc của người bệnh sử dụng hoặc mang đơn thuốc đang sử dụng
    lam gi khi bi dot quy 4
    Tư thế nằm nghiêng là tư thế bảo vệ đường thở cho người bệnh
 

2.3. Những lưu ý khi sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

Ngoài việc cần biết phải làm gì khi bị đột quỵ thì mọi người cũng cần nhớ những lưu ý khi sơ cứu cho người bệnh. Chỉ một chút sai sót cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh.
Có rất nhiều người thường bị nhầm lẫn các dấu hiệu đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên họ thường xoa dầu nóng, cạo gió… Tuy nhiên điều này là sai và có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của họ.
Khi thực hiện sơ cứu cho người bệnh đột quỵ thì không được cho họ dùng thuốc hay ăn, uống bất cứ thứ gì.
Trường hợp người bệnh bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng vẫn còn thở được bình thường, nên để cho họ nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Cần theo dõi chặt chẽ từng biểu hiện, nếu có dầu hiệu nôn mửa cần đặt họ nằm nghiêng và tránh để sặc các chất nôn.
Trường hợp bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo thì giúp họ nằm ở tư thế thoải mái nhất, theo dõi sát sao biểu hiện để biết cần phải làm gì khi bị đột quỵ. Sau đó, lập tức gọi cấp cứu và đưa người bệnh tới cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất.

Để không xảy ra những hệ quả đáng tiếc mọi người cần chủ động phòng bệnh bằng cách bổ sung cho mình những sản phẩm hoạt huyết, ích não tốt cho não bộ. Trong đó, viên uống Ích não An Hưng là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai đã và đang gặp vấn đề về não bộ. Các thành phần như Citicoline, Taurine, Voacanga africana có trong sản phẩm sẽ giúp bảo vệ tế bào thần kinh đồng thời tăng năng lượng cho não bộ của người bệnh. Ngoài ra, Ích não An Hưng còn có ginkgo biloba và các loại thảo dược khác nhau giúp hoạt huyết, bổ não, và phòng ngừa đột quỵ vô cùng hiệu quả.
Kết luận: Hy vọng với những thông tin bổ ích chúng tôi nêu trên sẽ giúp mọi người nắm rõ được những cách sơ cứu và đồng thời biết cần phải làm gì khi bị đột quỵ. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và khám sức khỏe định kỳ để tầm soát nguy cơ bị đột quỵ.

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây