Cách sơ cứu đột quỵ và những sai lầm thường gặp

Thứ hai - 21/02/2022 04:46
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, thậm chí ở độ tuổi 20. Cần nắm rõ các dấu hiệu, cách sơ cứu đột quỵ để hạn chế tối đa các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là tình trạng mạch máu não bị tổn thương hoặc bị vỡ, do đó dòng máu cung cấp cho não bộ bị gián đoạn làm lượng oxy và dinh dưỡng nuôi tế bào não bị giảm đáng kể. Thời gian đột quỵ kéo dài càng lâu số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và tư duy cơ thể, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ thường mắc các di chứng như tê liệt một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, thị giác suy giảm...
Có 2 dạng đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết não
  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm phần chủ yếu. Đây là tình trạng tắc nghẽn mạch máu do hình thành cục máu đông hoặc do các mảng xơ vữa bám trong thành động mạch làm cản trở quá trình lưu thông lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết não là tình trạng mạch máu não bị vỡ hoặc rò rỉ do nguyên nhân nào đó khiến máu chảy ra.
Ngoài ra cũng có những cơn thiếu máu thoáng qua cũng gây ra những cơn đột quỵ nhỏ, xuất hiện triệu chứng trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng vài phút.
so cuu dot quy 1
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay
 

2. Tại sao phải sơ cứu bệnh nhân đột quỵ?

Đột quỵ diễn tiến rất nhanh và cách tốt nhất điều trị là cấp cứu ngay lập tức. Nếu càng để lâu, tổn thương não bộ càng lớn để lại biến chứng nặng nề sau hồi phục hoặc thậm chí không thể giữ được tính mạng của bệnh nhân.
Trong quá trình chờ đợi đội ngũ cấp cứu thì việc sơ cứu đột quỵ là việc vô cùng cần thiết. Chỉ cần có kiến thức về sơ cứu tại nhà và làm đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong và các di chứng gặp phải do đột quỵ như:
  • Rối loạn thị giác: Có thể bị giảm hoặc mất thị lực ở 1 hoặc cả hai mắt;
  • Co cứng chi: Mất khả năng vận động, một tay bị yếu hoặc liệt
  • Suy giảm nhận thức trí nhớ kém.
  • Mất chức năng nói, khó nói, nói không đầy đủ hay không hiểu người khác nói gì...

3. Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ tại nhà

Dưới đây là bước sơ cứu người bị đột quỵ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bước 1: Nhận biết nhanh chóng bệnh nhân có bị đột quỵ hay không
Trước khi thực hiện cách sơ cứu tai biến mạch máu não cần phải nhận biết sớm được các dấu hiệu đột quỵ qua quy tắc FAST.
- Face: khuôn mặt người bệnh có các biểu hiện do ảnh hưởng thần kinh như: méo miệng, mắt nhìn mờ, co giật, không cử động được 1 bên mặt.
- Arm: tê tay chân, khó cử động, cầm không được đồ vật, dễ vấp ngã
- Speed: nói líu lưỡi, không rõ chữ, không kiểm soát được lưỡi và không diễn đạt được trọn vẹn câu.
- Time: dấu hiệu diễn ra rất nhanh vì vậy cần gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt và có cách sơ cứu người đột quỵ kịp thời, chính xác.
so cuu dot quy 2
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ để cấp cứu người bệnh kịp thời 

Bước 2: Gọi cấp cứu và sự trợ giúp của người xung quanh
Song song với việc sơ cứu người đột quỵ cần gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất cấp cứu và sự trợ giúp từ những người xung quanh. Khi gọi cần cung cấp thông tin chính xác về địa điểm và nhấn mạnh bệnh nhân đang bị đột quỵ.
Bước 3 : Không được để bệnh nhân té ngã
Khi thấy có dấu hiệu của đột quỵ cần đỡ bệnh nhân và cho nằm trên mặt phẳng. Tuyệt đối không được để ngã hoặc va đập mạnh có thể dẫn tới chấn thương sọ não tăng nguy cơ tử vong. Hạn chế các tác động vào vùng cổ sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu lên não, biện pháp an toàn nhất là cố định cột sống cổ, di chuyển cơ thể người bệnh nếu cần thiết.
Bước 4: Để bệnh nhân nằm trên mặt phẳng và làm thông thoáng đường thở
Tư thế nằm nghiêng được khuyến cáo trong cách sơ cứu đột quỵ do giúp bảo vệ đường thở khỏi tắc nghẽn do đờm dãi, thức ăn. Có thể nới lỏng quần áo để làm thông thoáng đường thở. Trong trường hợp bệnh nhân lên cơn co giật thì giữ bệnh nhân nghiêng đầu sang một bên, lấy chiếc đũa quấn vải ngáng ngang miệng không cho cắn vào lưỡi.

4. Những sai lầm nguy hiểm thường gặp trong sơ cứu đột quỵ

Đối với đột quỵ, sơ cứu là cần thiết trong quá trình chờ đợi xe cấp cứu. Tuy nhiên người nhà nên biết những sai lầm cần tránh trong khi sơ cứu nếu không có thể vô tình khiến cái chết đến nhanh hơn cho bệnh nhân.
-          Tự điều trị đột quỵ tại nhà
Sai lầm phổ biến trong cách sơ cứu khi bị đột quỵ là tự điều trị tại nhà thay vì đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Nhiều nơi vẫn giữ những tục lệ cổ hủ, phản khoa học, làm các lễ cúng bái hoặc sử dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc. Những phương pháp này vô cùng nguy hiểm, có thể thúc đẩy cái chết của bệnh nhân nhanh hơn. Vì vậy cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu thay vì tự điều trị tại nhà.
-         Sử dụng thuốc sai cách
Những bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp,.. Khi bị đột quỵ người nhà có xu hướng cho họ uống thuốc ngay. Điều này có thể gây tắc nghẽn đường thở và nặng hơn tình trạng nhồi máu não. Ngoài ra, nếu uống thuốc hạ huyết áp sẽ gây thiếu máu nặng hơn với trường hợp nhồi máu não hoặc huyết áp tụt quá sâu với trường hợp xuất huyết.
-         Vận chuyển bệnh nhân
Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế nhanh nhất để được sơ cứu. Điều trị sớm giúp cứu chữa những vùng có nguy cơ cao bị tổn thương, hạn chế các biến chứng nặng nề sau khi hồi phục. Nên vận chuyển bằng ô tô, để bệnh nhân trong tư thế thoải mái nhất. Không nên vận chuyển bằng xe máy vì với tư thế ngồi gây tăng áp lực nội soi lên não làm tăng nguy cơ tử vong.
Ngoài ra không áp dụng phương pháp điều trị dân gian, phản khoa học như cạo gió, chích máu ngón tay, bấm huyệt…
so cuu dot quy 4
Tuyệt đối không cạo gió để sơ cứu người bị đột quỵ
Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ phòng chống đột quỵ đang được ưa chuộng hiện nay. Tiên phong trong dòng sản phẩm này là Ích não An Hưng, được nghiên cứu sản xuất bởi công ty CPDP An Hưng, với tác dụng tăng cường chức năng tuần hoàn não, bảo vệ tế bào thần kinh, loại bỏ tận gốc các gốc tự do. Sản phẩm bao gồm các thành phần như vitamin B1,B6 giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh; Taurine tham gia chu trình chuyển hóa của tế bào thần kinh, phục hồi và bảo vệ chúng khỏi tác nhân gây hại; hoạt chất chiết xuất từ vỏ nho đỏ- Resveratrol một chất oxy hóa mạnh diệt trừ các gốc tự do hiệu quả.
Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm và số người bị gia tăng hàng năm. Nếu biết cách sơ cứu đột quỵ và tránh được sai lầm không đáng có, bạn có thể giúp người bệnh thoát khỏi tử vong. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích nhất.
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây