Cách chống đột quỵ khi ngủ bạn cần biết.

Thứ hai - 21/02/2022 04:52
Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, được biết đến như một bệnh lý rất nguy hiểm do nguyên nhân nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Tuy nhiên nguy hiểm hơn cả là tình trạng đột quỵ trong lúc ngủ, có khả năng tử vong cao hơn bất cứ thời điểm nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây về đột nguyên nhân, dấu hiệu và cách chống đột quỵ khi ngủ nhé!

1. Đột quỵ não khi ngủ nguy hiểm như thế nào?

Theo hiệp hội đột quỵ thế giới, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ và cứ 3 phút lại có một ca tử vong. Những di chứng của bệnh đột quỵ não để lại cũng rất nặng nề, có thể là liệt nửa người, khó vận động, trí nhớ suy giảm…Vậy nên bệnh nhân trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội do phải điều trị lâu dài.
Đột quỵ có thể xảy ra dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến và nguy hiểm nhất là đột quỵ khi ngủ. Bởi  thời điểm phát hiện bệnh rất khó, thường xảy ra vào ban đêm, do đó dù người thân nằm bên cạnh cũng không thể nhận biết được dấu hiệu khởi phát bệnh.
Bởi vậy người đột quỵ khi ngủ dễ có khả năng tử vong hơn so với đột quỵ ban ngày. Hoặc phải chịu những di chứng nặng nề khi không được cấp cứu kịp thời trong 3 giờ vàng của đột quỵ.
Do đó, đột quỵ khi ngủ rất nguy hiểm vì tỉ lệ tử vong cao hơn bất cứ thời điểm bị đột quỵ nào khác cũng như khả năng cứu chữa và bình phục rất thấp,.
cach chong dot quy khi ngu 1
Đột quỵ não khi ngủ là tình trạng rất nguy hiểm
 

2. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não khi ngủ

Đột quỵ não xuất hiện đột ngột và có thể cướp đi sinh mạng của chúng ta bất cứ lúc nào, cùng tìm hiều về nguyên nhân để có cách phòng tránh đột quỵ khi ngủ cho bản thân cũng như người thân xung quanh.

2.1 Uống nhiều rượu bia trước khi ngủ

Uống nhiều rượu bia trước khi ngủ làm men gan tăng cao dẫn đến nguy cơ cao tăng huyết áp, mạch máu dễ bị tổn thương đẩy nhanh tình trạng xơ vữa động mạch tăng nguy cơ đột quỵ trong lúc ngủ.
Các chuyên gia cảnh báo uống rượu bia hơn 2 lần/ tuần làm tăng tình trạng đột quỵ cao hơn gấp nhiều lần.

 2.2 Thường xuyên ăn đêm

Ăn đêm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ khi ngủ. Thói quen này làm nồng độ lipid máu tăng cao từ việc dung nạp quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, nước uống có ga, mì tôm…hình thành nhiều mảng bám trong mạch máu dẫn đến tắc mạch gây đột quỵ.

2.3 Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ 

Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều trước khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ còn tăng nguy cơ đột quỵ về đêm. Mất ngủ, ngủ không sâu giấc làm cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, giảm lưu lượng tuần hoàn máu lên não. Theo các nghiên cứu y khoa, nếu ngủ dưới 4 tiếng mỗi ngày sẽ làm tăng 83% nguy cơ đột quỵ so với người ngủ đủ 8 tiếng.

2.4 Tắm đêm trước khi ngủ

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các ca tử vong do đột quỵ về đêm. Khi tắm đêm nhiệt độ cơ thể hạ xuống đột ngột, mạch máu co lại ảnh hưởng đến lưu thông máu, gây ra đột quỵ Nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tử vong..
cach chong dot quy khi ngu 2
Tắm đêm là nguyên nhân chính gây đột quỵ khi ngủ 
 

3. Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ khi ngủ xảy ra nhanh và rất nguy hiểm.Mặc dù vậy cũng có một số dấu hiệu cảnh báo mà bạn cần lưu ý trước khi ngủ để tránh xảy ra những hệ quả đáng tiếc  
  • Đau thắt vùng ngực hoặc vùng trước tim
  • Đột ngột đau thắt vùng ngực hoặc vùng trước tim rất có nguy cơ cao đột quỵ
  • Chuột rút: Chuột rút có thể là dấu hiệu do thiếu canxi nhưng cũng rất có nguy cơ là do cục máu đông trong tĩnh mạch. Tình trạng này xảy ra thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ cao đột quỵ khi ngủ
  • Đau đầu: Khi về đêm, hoạt động của cơ thể giảm sút, độ nhớt của máu cao hơn, dễ hình thành các cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu. Khi đó sẽ xuất hiện những cơn đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
  • Tê tay chân: Tê bì chân tay thường xuyên không rõ nguyên nhân, đặc biệt xuất hiện một bên cơ thể có thể tiềm ẩn gây đột quỵ khi ngủ do cục máu đông đã hình thành gây tắc nghẽn khí huyết.
  • Tay chân lạnh: Tay chân lạnh là biểu hiện máu cung cấp đến các chi không đủ do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là tắc nghẽn mạch máu não.
    cach chong dot quy khi ngu 3
    Tê chân tay là biểu hiện của đột quỵ

4.  Cách phòng chống đột quỵ khi ngủ

Từ các nguyên nhân gây ra đột quỵ khi ngủ, cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và cách phòng tránh đột quỵ khi ngủ phù hợp

4.1 Cải thiện chế độ dinh dưỡng 

Ăn đêm là nguyên nhân gây đột quỵ khi ngủ, vì vậy những bệnh nhân nguy cơ cao không ăn tối quá muộn hay tiêu thụ thức ăn nhanh và có chế độ ăn khoa học, lành mạnh. Hạn chế sử dụng rượu, bia thuốc lá, các chất kích thích vào buổi tối. Uống nhiều nước lọc, bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ nhiều hơn.

4.2 Tập thể dục thường xuyên

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, thường xuyên tập thể dục giúp tuần hoàn máu tốt hơn, tránh nguy cơ đột quỵ. Duy trị tập luyện mỗi ngày 30 phút với các bài tập nhẹ như yoga, chạy bộ, đạp xe sẽ giúp hạn chế mắc các bệnh tim mạch. Những người bị cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh lý để phòng ngừa đột quỵ khi ngủ hiệu quả.

4.3 Giữ ấm cơ thể

Phải giữ ấm cơ thể, tuyệt đối không tắm đêm quá muộn tránh làm cơ thể bị nhiễm lạnh khiến tăng huyết áp, mạch máu co lại gây vỡ mạch.

4.4  Có thói quen sinh hoạt lành mạnh

Nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày vừa giúp tinh thần tỉnh táo, tập trung trong công việc, vừa tránh nguy cơ đột quỵ trong lúc ngủ. Tuyệt đối không tắm đêm sau 22h, đặc biệt khi thời tiết lạnh, bạn vừa ăn no hoặc sau khi sử dụng đồ uống có cồn.

4.5 Kiểm soát huyết áp và cảm xúc bản thân

Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cơn đột quỵ khi ngủ là tăng huyết áp. Theo thống kê, gần một nửa bệnh nhân bị đột quỵ là do huyết áp vượt ngưỡng bình thường, do đó người bị cao huyết áp nên theo dõi huyết áp thường xuyên, ít nhất 2 lần trong ngày, vào buổi sáng và buổi chiều đồng thời tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cảm xúc cá nhân cũng liên quan trực tiếp đến tình trạng đột quỵ khi ngủ. Nếu bạn bị stress kéo dài cơ thể sẽ tăng tiết hormone adrenaline, làm tăng huyết áp, nhịp tim có thể dẫn đến đột quỵ. Vì vậy hãy sống lạc quan, vui vẻ, sống tích cực, tham gia các câu lạc bộ, hoạt động xã hội tạo được niềm vui và phòng tránh bệnh tật.

4.6 Thăm khám sức khỏe định kỳ

Đây là việc làm cần thiết nhưng lại không nhiều người chú ý. Không chỉ những đối tượng có nguy cơ cao mắc đột quỵ như người cao tuổi, người bị tiểu đường, mắc các bệnh tim mạch..mà mọi người nên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần sẽ giúp bạn phát hiện sớm được bệnh và cso cách phòng tránh tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến nguyên nhân, dấu hiệu, cách chống đột quỵ khi ngủ. Đây là bệnh lý cấp tính nguy hiểm có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Hãy trang bị những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất về bệnh đột quỵ não để bảo vệ bản thân cũng như gia đình trong những trường hợp khẩn cấp.

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây