Bệnh tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?

Thứ tư - 09/02/2022 21:49
Tai biến mạch máu não được xem là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất bởi nó tiến triển thầm lặng và thường xuất hiện đột ngột. Vậy bệnh tai biến mạch máu não có nguy hiểm không, và làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khỏi cơn tai biến? Mời bạn đọc theo dõi bài viết để biết thêm kiến thức về căn bệnh này.

1. Tổng quan về tai biến mạch máu não 

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là hiện tượng lượng máu lên não bị suy giảm đột ngột, dẫn đến thiếu trầm trọng oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi tế bào não. Nếu trong vài phút mà dòng máu không thể lưu thông bình thường trở lại thì các tế bào não thiếu dinh dưỡng sẽ bị phá hủy rất nhanh chóng, gây hậu quả khôn lường ở các cơ quan điều khiển bởi vùng não bị tổn thương. Tai biến mạch máu não có hai dạng chính là nhồi máu não và xuất huyết não. 
Tai biến là hệ quả của quá trình tích lũy nhiều tác nhân gây bệnh, bao gồm các bệnh lý đang mắc và thói quen sinh hoạt không khoa học. Thiếu máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, suy tim, dị dạng mạch máu não,... là các yếu tố nguy cơ rất cao có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ nặng, nguy hiểm. Tuổi cao, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ là những đối tượng có nguy cơ bị bệnh này. Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh như chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, sinh hoạt không điều độ, lười vận động, thường xuyên rượu bia thuốc lá,... cũng tiềm ẩn khả năng gây tai biến mạch máu não.

2. Bệnh tai biến mạch máu não có nguy hiểm không? 

Để trả lời cho câu hỏi bệnh tai biến mạch máu não có nguy hiểm không, trước hết, chúng ta cần biết rằng tai biến là căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, đứng thứ 3 trên thế giới chỉ xếp sau bệnh tim mạch và ung thư. Nhiều thống kê đã chỉ ra, mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người bị tai biến mạch máu não, tỷ lệ tử vong lên đến hơn 50% và vẫn không ngừng gia tăng qua từng năm. Trong số những người may mắn sống sót sau cơn đột quỵ, có đến 95% phải sống chung với các di chứng nghiêm trọng về thần kinh và vận động:

2.1 Bị liệt, mất khả năng vận động: 

Đây  là biến chứng thường gặp nhất ở những người đã trải qua một đợt tai biến. Người bệnh có thể bị liệt nửa người, liệt tay, chân, liệt cơ mặt một bên, nặng nề hơn là liệt toàn thân. Cơ quan bị liệt gần như mất hẳn khả năng vận động, vì vậy sau tai biến người bệnh cần được chữa trị tích cực và việc hồi phục chức năng vận động tương đối khó khăn. Việc mất vận động khiến người bệnh không thể hoạt động và nằm nhiều, hệ tuần hoàn càng ứ trệ và tạo điều kiện cho nhiều bệnh nhiễm trùng khác.
benh tai bien mach mau nao co nguy hiem khong 1
Bị liệt là di chứng thường gặp nhất ở người bị đột quỵ
 

2.2 Suy giảm nhận thức:

Là một trong những di chứng nặng nề nhất do cơn đột quỵ để lại. Người bệnh có thể gặp tình trạng sa sút trí tuệ, khó khăn, chậm chạp trong suy nghĩ, nhận thức sự việc xung quanh, trí nhớ suy giảm, quên cả người thân,... Suy giảm về nhận thức cùng với sự hạn chế vận động sau tai biến khiến người bệnh trở nên phụ thuộc vào người khác, không thể tự chăm sóc những nhu cầu cá nhân cơ bản. Do vậy, đột quỵ không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh mà còn ảnh hưởng tới người thân sống cùng họ.

2.3 Rối loạn ngôn ngữ, cảm xúc: 

Khi trung khu não kiểm soát chức năng ngôn ngữ hoặc điều khiển cảm xúc bị tổn thương do tai biến thì di chứng để lại chính là sự rối loạn ngôn ngữ hoặc mất khả năng điều hòa cảm xúc. Biểu hiện thường gặp của rối loạn ngôn ngữ là nói lắp, nói ngọng, khó khăn khi diễn đạt một câu hoàn chỉnh. Ngoài ra, phần lớn người bệnh sau khi trải qua tai biến cảm thấy mặc cảm, chán nản vì bệnh tật, thường xuyên lo nghĩ dẫn đến mất ngủ, dễ cáu gắt,... và có thể trở thành căn bệnh trầm cảm.
benh tai bien mach mau nao co nguy hiem khong 2
Sau tai biến, người bệnh thường mặc cảm, tự ti về bản thân và có thể dẫn đến trầm cảm
 

2.4 Đau đớn: 

Các cơn đau thường xuất hiện tại các bộ phận được điều khiển bởi vùng não bị tổn thương sau tai biến mạch máu não. Đau đớn khiến người bệnh khó chịu mệt mỏi, có thể gây mất ngủ, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và quá trình phục hồi chức năng của người bệnh.

3. Biện pháp phòng ngừa căn bệnh tai biến

Đột quỵ có thể xuất hiện đột ngột mà không báo trước, cấp cứu càng muộn thì hậu quả để lại càng nặng nề. Ngăn chặn cơn đột quỵ tấn công từ sớm là vô cùng cần thiết, bởi việc phục hồi hoàn toàn sức khỏe và khả năng vận động sau khi bị bệnh khó khăn hơn rất nhiều so với việc phòng bệnh.
  • Điều trị hiệu quả bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường,... bằng các loại thuốc kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường máu, điều hòa nhịp tim,... Những người mắc các bệnh này có nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều lần so với người bình thường. 
  • Chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng vào việc tăng cường sức khỏe, nuôi dưỡng não bộ, ngăn ngừa đột quỵ. Để chế độ ăn đảm bảo tiêu chuẩn, cần giảm chất béo, dầu mỡ, hạn chế tối đa đồ ăn nhanh để giảm tình trạng thừa cân, béo phì, mỡ máu cao; đối với bệnh nhân tăng huyết áp nên giảm ăn mặn; người bệnh đái tháo đường thì cần kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể,... Đồng thời nên bổ sung đầy đủ chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau củ quả. Đặc biệt, chất dinh dưỡng có trong các loại ngũ cốc, hạnh nhân, óc chó, nhiều loại cá như cá thu, cá trích, cá hồi,... giúp ngăn các tác nhân gây bệnh tim mạch để phòng tránh đột quỵ.
  • Thói quen sinh hoạt: Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích với tất cả mọi người, giúp cơ thể giải phóng năng lượng, tăng cường lưu thông máu đi khắp các cơ quan. Tích cực rèn luyện thể lực giúp kiểm soát cân nặng do đó càng cần thiết hơn ở người đang có hiện tượng thừa cân. Cần lưu ý là không tắm muộn, đặc biệt là tắm nước lạnh vì nước lạnh có thể khiến mạch máu co lại và tắc nghẽn đột ngột. Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời nhiều bệnh lý nguy hiểm, hạn chế các biến chứng ảnh hưởng lâu dài.
  • Bổ sung các thành phần hoạt huyết và có vai trò củng cố chức năng não bộ có trong nhiều loại thực phẩm chức năng. Đó là các dưỡng chất như cao bạch quả, chiết xuất cúc thơm, Voacanga Africana,...
    benh tai bien mach mau nao co nguy hiem khong 3
    Chế độ ăn đủ dưỡng chất giúp phòng bệnh hiệu quả
Trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung các hoạt chất kể trên, tiêu biểu là hoạt huyết Ích não An Hưng, chiết xuất 100% từ thiên nhiên và được nghiên cứu liều chuyên biệt cho viên uống ban ngày và ban đêm. Sự phối hợp của bộ đôi sản phẩm Ích não An Hưng mang đến sự chăm sóc toàn diện cho trí lực và sức khỏe não bộ của người sử dụng: không chỉ chống lại các gốc tự do, giảm nhanh các triệu chứng mà còn bảo vệ tế bào thần kinh và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh tai biến mạch máu có nguy hiểm không cùng với nhiều biện pháp để phòng tránh bệnh. Hãy phòng bệnh ngay hôm nay trước khi quá muộn và đừng quên chia sẻ những kiến thức hữu ích này đến những người thân xung quanh bạn. Chúc bạn đọc luôn vui khỏe!
Xem thêm:
Triệu chứng đột quỵ không thể chủ quan
Di chứng tai biến mạch máu não

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây