Thoái hoá khớp ngón tay cái có triệu chứng gì và cách điều trị như thế nào

Thứ hai - 03/01/2022 21:57
Thoái hóa khớp ngón tay cái không chỉ là nỗi lo của người cao tuổi mà nó có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Mặc dù tình trạng mắc khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa biết rõ được nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị sao cho hợp lý.Biết được những thắc mắc cũng như nỗi băn khoăn của người bệnh, bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi vấn đề xung quanh bệnh thoái hóa khớp ngón tay cái.

1. Thoái hoá khớp ngón tay cái và triệu chứng

Thoái hóa khớp ngón tay cái là tình trạng khớp ở ngón tay cái bị viêm sưng, đỏ, đau do lớp sụn khớp bao quanh đầu xương bị bào mòn và bị thoái hóa. 

Sụn khớp bị bào mòn, hư tổn làm cho các đầu xương cọ xát vào nhau khi vận động làm cho người bệnh cảm thấy đau nhức tại vị trí khớp. Bên cạnh đó, xương mới tiếp tục phát triển, làm tăng tình trạng viêm. Từ đó làm cho khớp bị tổn thương nghiêm trọng, có thể gây biến dạng, méo mó.

Thoái hóa khớp ngón tay cái làm giảm khả năng cầm nắm đồ vật, làm mất đi sự gắn kết, liên hợp giữa các ngón tay. Khi gặp tình trạng thoái hóa khớp này, người bệnh cảm thấy rất khó khăn trong vận động, hoạt động tay. Chính vì vậy nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

thoai hoa khop ngon tay cai 1
Thoái hóa khớp ngón tay cái gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh

Triệu chứng của thoái hóa khớp ngón tay cái thường diễn biến âm thầm, chỉ khi bệnh trở nặng hoặc trái gió trở trời bệnh mới biểu hiện ra ngoài. Một số triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp ngón tay cái là: 

  • Đau khớp: Đau khớp là dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất ở bệnh thoái hóa. Ở thoái hóa khớp ngón tay cái cũng vậy, người bệnh cảm thấy đau nhức mỗi khi phát bệnh. Cơn đau ngày một nhiều khi vận động hay hoạt động nhiều. Cơn đau có thể thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc không vận động nữa.

  • Cứng khớp: Người bệnh có thể cảm thấy cứng khớp ngón tay cái nhất là vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Cứng khớp làm giảm sự linh hoạt của ngón tay, khó khăn khi cầm nắm, hoạt động bàn tay,..

  • Teo cơ ngón tay cái: Cơ của ngón tay cái có thể bị teo lại, thâm trí là bị biến dạng. Nếu không chữa trị được có thể dẫn đến tàn tật ngón tay.

  • Tay yếu: Khi bị thoái hóa khớp ngón tay cái, người bệnh có cảm giác bàn tay yếu đi, khó vận động bàn tay.

  • Sưng đỏ: ngoài các triệu chứng trên thì bệnh nhân có thể bị sưng đỏ tại ngón tay cái. Tình trạng này khiến ngón tay cái bị sưng phồng hơn bình thường, nhìn ngón tay thô hơn và mất mỹ quan của bàn tay.

  • Tiếng kêu khớp: khi bị thoái hóa khớp, lượng dịch khớp bị suy giảm dẫn tới hiện tượng khô khớp. Chính vì vậy có thể xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi co duỗi hoặc vận động khớp ngón tay cái.

Thoái hóa khớp ngón tay cái tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng nó gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như vận động và làm việc. Mỗi người cần nắm chắc các triệu chứng của thoái hóa khớp ngón tay cái để biết cách phòng và chữa trị một cách sớm nhất.

Tránh để bệnh lâu sẽ khó chữa trị hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tàn tật ngón tay.

2. Tại sao bị thoái hoá khớp ngón tay cái

Có rất nhiều nguyên nhân bị thoái hóa khớp ngón tay cái như:

Tuổi tác

Thoái hóa khớp ngón tay cái thường gặp nhiều nhất ở người cao tuổi. Bởi tuổi càng cao đồng nghĩa với việc các chức năng của cơ thể càng bị suy yếu. Ở người cao tuổi, sụn khớp bị lão hóa, bào mòn, dịch khớp không được cung cấp đầy đủ, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp ngón tay cái.

thoai hoa khop ngon tay cai 2
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thoái hóa

Công việc

Thoái hóa khớp ngón tay cái liên quan rất nhiều tới yếu tố công việc. Ở những người thường xuyên phải hoạt động bàn tay như người dùng máy tính nhiều, người lao động tay chân,...rất dễ bị thoái hóa ngón tay cái.

Thiếu canxi, dưỡng chất

Những người không cung cấp đủ canxi và các dưỡng chất cho khớp làm nguy cơ bị thoái hóa khớp ngón tay cái cũng tăng cao. Bởi không đủ canxi và các dưỡng chất, sụn khớp không được bảo vệ và nuôi dưỡng chu đáo, làm tăng nguy cơ gây bệnh thoái hóa khớp.

Bệnh lý khác

Thoái hóa khớp ngón tay cái cũng có thể gặp khi bị chấn thương, ở các bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, đái tháo đường,... Ở các bệnh này liên quan trực tiếp tới xương khớp, làm xương khớp bị tổn thương nghiêm trọng, gây nguy hại nhiều cho khớp.

3. Cách điều trị thoái hoá khớp ngón tay cái

Sau khi biết được các nguyên nhân, triệu chứng bị thoái hóa khớp ngón tay cái, người bệnh cần tìm cho mình các phương pháp chữa trị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số cách điều trị thoái hóa khớp ngón tay cái mà bạn có thể tham khảo.

3.1. Chăm sóc tại nhà

Ở những trường hợp thoái hóa nhẹ, người bệnh có thể tự áp dụng điều trị và chăm sóc tại nhà.

Để giảm tình trạng thoái hóa khớp ngón tay cái, người bệnh cần phải nghỉ ngơi và giữ cho các khớp bàn tay ít hoạt động. Việc nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa.

Chườm nóng: Phương pháp này làm giãn mạch, giúp máu dễ dàng lưu thông, từ đó làm giảm các cơn đau nhức xương khớp tại đầu ngón tay cái.

Nẹp ngón tay: người bệnh cũng có thể nẹp ngón tay cái để cố định bàn tay khi ngủ. Điều này sẽ giúp hỗ trợ giảm đau cũng như giảm vận động ngón cái, giúp người bệnh có giấc ngủ sâu và ngon hơn

Các biện pháp khác như massage, xoa bóp, châm cứu,..hỗ trợ giảm đau và giảm thoái hóa khớp ngón tay cái.

3.2. Sử dụng thuốc

Thoái hóa khớp ngón tay cái gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Mỗi khi tình trạng đó xảy ra người bệnh thường tìm đến các cơ sở y tế để được cấp thuốc và điều trị. Các thuốc hay được sử dụng đó là:

Thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin, … Các thuốc này hỗ trợ giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên cần được lưu ý sử dụng bởi nếu sử dụng lâu ngày dễ gây nguy hại tới dạ dày.

thoai hoa khop vai trai 3
Sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng của bệnh

Thuốc corticoid: Nhóm thuốc này được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng được các loại thuốc trên. Tác dụng phụ của nhóm corticoid là gây phù và trữ nước nên cần được sự cho phép của các bác sĩ mới nên sử dụng.

Nhóm dưỡng chất tốt cho sụn khớp: Khi tình trạng thoái hóa khớp ngón tay xảy ra cần bổ sung thêm một số dưỡng chất như glucosamin sulfat, acid hyaluronic, chondroitin,... Các nhóm chất này rất tốt cho sụn khớp, ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm bổ sung sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, sản phẩm Ultramin có công dụng hơn cả. Vừa giúp giảm đau nhức xương khớp nhờ hệ WBC - chống viêm giảm đau thực vật, lại giúp phục hồi xương khớp nhờ phức hợp GCMAC - bộ 5 dưỡng chất sụn khớp. Với thành phần đa dạng, tác dụng tốt cho xương khớp một cách vượt bậc, Ultramin một sản phẩm đáng được mọi người tin tưởng và giới chuyên gia đánh giá cao.

3.3. Phẫu thuật

Khi tình trạng thoái hóa khớp ngón tay trở nên nghiêm trọng, gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật thay khớp ngón tay. Phẫu thuật này giúp loại bỏ sụn, phần xương bị tổn thương rồi thay thế bằng các bộ phận nhân tạo khác.

Phương pháp phẫu thuật có thể mang lại nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng phương pháp này.
 

Tóm lại, khi có các dấu hiệu bị thoái hóa khớp ngón tay cái, người bệnh cần đến các trung tâm y tế, các bệnh viện để kiểm tra , chẩn đoán bệnh. Chỉ khi phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh mới có khả năng trở về trạng thái bình thường. Hãy bảo vệ sức khỏe cũng như bàn tay của bạn một cách khỏe mạnh nhất.

Xem thêm: 
Đau nhức xương khớp kiêng ăn gì?
[Hỏi - Đáp] Người bị đau nhức xương khớp nên ăn gì?
Cách làm giảm đau nhức xương khớp bằng các bài thuốc dân...

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 Bài viết cùng chủ đề

 

 Chủ đề phổ biến

Tổng hợp Phụ nữ Nam giới Trẻ em Người cao tuổi Bệnh mãn tính Bệnh thường gặp
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây