Gpharmacy – Chuỗi hệ thống nhà thuốc thương hiệu Gpharmacy+

https://gpharmacy.com.vn


Đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân và hướng điều trị như thế nào?

Đau mỏi vai gáy khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các cơn đau nhức đặc biệt khó chịu, từ đó gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cùng công việc thường ngày. Vậy có những nguyên nhân nào gây tình trạng này? Người bệnh cần phải làm gì để khắc phục đau mỏi vai gáy?

1. Thế nào là đau mỏi vai gáy?

Đau mỏi vai gáy là tình trạng cơ ở vùng vai, gáy gặp phải tình trạng co cứng, hình thành các cơn đau. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sẽ bị hạn chế khi thực hiện một số vận động như di chuyển, quay cổ, đầu… Cơn đau liên quan đến vai gáy thường rơi vào buổi sáng sớm, có mối liên hệ tới hệ thống cơ xương khớp và mạch máu ở khu vực này.

Tình trạng đau mỏi vai gáy xuất hiện bất ngờ và dường như không được báo trước, có thể xuất hiện ngay khi vừa ngủ dậy khiến người bệnh có cảm giác đau ở vùng cổ vai gáy, khó khăn khi vận động vùng cổ và vai.

Dựa trên thời điểm và diễn biến bệnh, bệnh có thể được chia làm 2 loại sau:

  • Đau mỏi vai gáy cấp tính: Xuất phát từ việc gặp phải các chấn thương cơ và các dây chằng, do tai nạn hoặc nằm ngủ sai tư thế dẫn đến cơ bị căng giãn quá nhiều. Thông thường tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một vài ngày nhờ vào chất dinh dưỡng vận chuyển từ máu đến các cơ. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp áp dụng thêm một số phương pháp vật lý trị liệu nhằm hỗ trợ giảm bớt cơn đau trong quá trình làm lành tổn thương.

  • Đau mỏi vai gáy mạn tính: Là tình trạng khi các cơn đau ở vùng cổ, vai, gáy kéo dài và đi kèm các triệu chứng như đau lan sang một bên, thường có cảm giác tê bì, dị cảm. Nguyên nhân gây ra trình trạng này có thể bắt nguồn từ một tổn thương mạn tính trên hệ xương khớp, ở các vị trí như đốt sống cổ, xương bả vai,...

Dau moi vai gay 1
Cơn đau vai gáy thường xảy ra vào buổi sáng sớm

2. Nguyên nhân đau mỏi vai gáy

Trước hết, tình trạng đau mỏi cổ vai gáy thường đến từ nguyên nhân cơ học: 

  • Tập luyện quá sức: Việc tập luyện thể dục thể thao một cách quá sức, tập sai tư thế, kỹ thuật hay không khởi động kĩ càng có thể khiến bạn bị đau mỏi vai gáy.

  • Sinh hoạt sai tư thế: Ngồi gù, cong lưng, gục xuống bàn… thường xuyên trong một thời gian dài khiến mạch máu không thể lưu thông bình thường tới vùng cổ, vai, gáy gây đau mỏi.

  • Công việc: Một số công việc yêu cầu phải đứng hoặc ngồi liên tục làm các cơ ở vùng bả vai và cổ bị chèn ép, thiếu máu di chuyển lên các vùng đấy cũng sẽ dễ bị đau, mỏi.

  • Thiếu dinh dưỡng: Thiếu hụt một số loại vitamin, khoáng chất (đặc biệt là canxi) dẫn đến việc dây thần kinh ngoại vi hoạt động kém hiệu quả, gây đau đớn và tê bì vùng cổ, vai, gáy.

  • Nhiễm lạnh: Cơ thể gặp lạnh khiến dây thần kinh bị ảnh hưởng, về lâu dài sẽ gây đau mỏi vai gáy.

Ngoài ra, đau ở cổ, vai gáy còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như: 

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Các gai xương xuất hiện làm chèn ép hệ thống thần kinh cổ vai gáy, gây đau và mỏi, nhất là vào buổi sáng. Người bước vào độ tuổi trung niên (40 tuổi) thường hay rơi vào tình trạng này.

  • Vôi hóa cột sống: Khi canxi bị lắng đọng lại và bám vào cột sống, những chồi xương tách ra này gây chèn ép vào rễ thần kinh ống sống khiến người bệnh khó vận động, đau ở cổ vai gáy.

  • Viêm bao khớp vai: Người bệnh sẽ cảm thấy bị đau ở một bên khớp vai lúc trời lạnh hoặc lúc ngủ, đặc biệt khi nằm nghiêng khiến họ không thể vòng tay ra sau hoặc đưa tay lên cao.

  • Rối loạn chức năng thần kinh: Khiến các dây thần kinh ở vai gáy bị kéo giãn, từ đó gây cảm giác đau đớn

  • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Bệnh lý thường xuất hiện ở những nghề phải ngồi một chỗ trong thời gian dài (thợ may, lái xe, nhân viên bàn giấy…), khiến cho cơ vai gáy bị giãn căng quá mức.

3. Triệu chứng của đau mỏi vai gáy

Bệnh lý đau mỏi vai gáy có các biểu hiện tương đối đa dạng, mức độ trầm trọng phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân. 

Một số triệu chứng điển hình thường gặp có thể kể đến như: 

  • Cơn đau kéo dài: Là biểu hiện đặc trưng nhất, có cảm giác như bị kim châm, bỏng rát, âm ỉ… Cơn đau tập trung ở sau gáy và vai, thậm chí nếu nặng hơn sẽ lan đến lưng và xuống hai cánh tay, khiến cảm giác bị rối loạn. 

  • Tê bì tay: Ở người bị đau mỏi vai gáy, các dây thần kinh tại cánh tay dễ bị chèn ép dẫn đến tổn thương, từ đó tạo cảm giác tê bì. Triệu chứng thường đi kèm với các cơn đau nhức từ cẳng tay tới bàn tay và ngón tay. Bên cạnh đó, khi tình trạng tê nhức tăng nặng, sẽ xuất hiện hiện tượng tím ở các đầu ngón tay và nếu không kịp thời điều trị có thể chuyển thành màu tím đen và teo dần lại. Tình trạng tê bì tay nếu để kéo dài rất có thể khiến người bệnh rơi vào nguy cơ bị teo cơ, liệt cánh tay,…

  • Khó khăn khi cử động vai, gáy: Do sự chèn ép của các bó cơ và khớp nối ở vai và cổ. Nếu cử động mạnh các bộ phận này sẽ khiến các khớp xương va chạm với nhau, nặng hơn sẽ khiến người bệnh không thể đứng thẳng cũng như ảnh hưởng xấu tới cột sống.

  • Bệnh nhân có thể xuất hiện một số vấn đề khác như buốt lạnh vùng vai gáy và cánh tay, da bị đổi màu, một số triệu chứng sưng tấy hay dị dạng…

Dau moi vai gay 2
Bệnh gồm nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng

4. Điều trị đau mỏi vai gáy

4.1. Làm gì khi bị đau mỏi vai gáy?

Khi bắt đầu xuất hiện đau ở vai và gáy, người bệnh có thể tự khắc phục bằng cách như: 

  • Nghỉ ngơi: Hạn chế cử động vùng vai gáy trong 2 đến 3 ngày đầu, rồi dần vận động trở lại khi cảm thấy cơ thể đã sẵn sàng.

  • Chườm ấm: Đối với những cơn đau xuất hiện đột ngột, việc sử dụng túi chườm ấm có thể làm dịu cảm giác đau nhức và sưng tấy.

  • Massage: Người bệnh có thể áp dụng các động tác massage lên vùng vai gáy nhằm hỗ trợ thư giãn cơ, tăng khả năng lưu thông máu…

  • Giữ ấm: Để tránh hiện tượng các bó cơ co cứng, làm tình trạng đau mỏi vai gáy trầm trọng hơn, người bệnh cần lưu ý luôn mặc đủ ấm, hạn chế ngồi trong phòng điều hòa…

  • Người bệnh nên hạn chế giữ nguyên một tư thế quá lâu, tránh và khắc phục các hoạt động sai tư thế nhằm giảm thiểu tình trạng cơ bị co cứng.

Tuy nhiên, khi các dấu hiệu của bệnh dần chuyển biến nặng hơn, bạn nên tiến hành thăm khám ở các cơ sở y tế để thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán nhằm nhận được lời khuyên hiệu quả và hữu ích nhất cho tình trạng của mình. Người bệnh có thể xem xét sử dụng một số loại thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ như: thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ, vitamin B,…

4.2. Cách phòng ngừa đau mỏi vai gáy

Nhằm phòng tránh xuất hiện các cơn đau nhức ở vai gáy, gây khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, người bệnh nên tuân thủ một số quy tắc sau: 

  • Điều chỉnh tư thế làm việc phù hợp, nhất là công việc tại bàn giầy, không ngồi một chỗ quá 45 phút đến 1 tiếng…

  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc (6 đến 8 tiếng/ngày), không thức quá khuya, luôn giữ một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, hạn chế stress và áp lực từ công việc/học tập.

  • Lựa chọn các thực phẩm ít dầu mỡ, bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cơ thể (canxi, kali, vitamin B, C, E…)

  • Tập thể dục thường xuyên, phù hợp và đều đặn mỗi ngày

Dau moi vai gay 3
Tránh ngồi làm việc sai tư thế để phòng ngừa đau mỏi vai gáy

5. Kết luận

Đau mỏi vai gáy là tình trạng tương đối phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau cả về cơ học lẫn các bệnh lý khác. Người bệnh nên biết cách phòng ngừa hoặc điều trị dứt điểm ngay khi các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Bạn có thể liên lạc và gặp trực tiếp các bác sĩ cùng chuyên gia nhằm được giải đáp thêm và bệnh lý đau mỏi vai gáy.

Sản phẩm xương khớp Ultramin với hiệu quả giảm đau, viêm sưng, bổ sung dưỡng chất sụn khớp đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu lâm sàng là sản phẩm phù hợp dành cho người bị đau mỏi vai gáy. Đặc biệt chứa Aquamin F (tảo đỏ biển Iceland), xương khớp Ultramin giúp bổ sung hàm lượng lớn các vi chất như canxi, magie cùng 72 loại khoáng chất khác giúp ngăn ngừa thoái hóa cột sống, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân xương khớp. 


Xem thêm: 
Sự hình thành tình trạng đông cứng khớp vai và các cách điều...
Bài tập cho người thoái hoá khớp vai bằng yoga đơn giản, dễ...
Top 4 bài tập thoái hoá khớp vai đơn giản hiệu quả
CÓ NÊN SỬ DỤNG BỔ KHỚP ULTRAMIN?

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây