Gpharmacy – Chuỗi hệ thống nhà thuốc thương hiệu Gpharmacy+

https://gpharmacy.com.vn


Cứng khớp ngón tay có thực sự đáng lo ngại?

Cứng khớp ngón tay đặc biệt là ở người già làm cản trở hoạt động bình thường. Thông thường thì đây là biểu hiện của thoái hóa khớp. Nhưng nó cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng khác.

1. Các bệnh lý gây cứng khớp ngón tay

Cứng khớp ngón tay là biểu hiện của quá trình tổn thương sụn khớp. Một số bệnh lý làm tổn thương dây thần kinh, xơ hóa, xẹp sụn khớp dẫn đến biểu hiện xơ cứng.

Thoái hóa khớp gây cứng khớp ngón tay

Ở bệnh nhân thoái hóa khớp xảy ra tình trạng giảm tiết dịch nhầy, xơ hóa sụn làm cho khớp xương kém linh hoạt. Lâu dần có thể nghe thấy tiếng lục cục, cảm thấy đau nhức và cứng khớp ngón tay đặc biệt là khi ngủ dậy.

cung khop ngon tay
Cứng khớp ngón tay do thoái hóa

Thoái hóa khớp ngón tay thường gặp ở những người phải sử dụng bàn tay nhiều để làm việc như phụ nữ, nhân viên văn phòng. Bên cạnh đó, béo phì, ăn uống không lành mạnh cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy quá trình thoái hóa.

Xơ cứng khớp ngón tay do viêm khớp

Xơ cứng khớp ngón tay đa phần là do khớp bị tổn thương bởi tình trạng viêm. Thời tiết thay đổi, nhiễm khuẩn, ăn uống không lành mạnh có thể là yếu tố nguy cơ làm khởi phát viêm tại khớp. Ban đầu người bệnh sẽ thấy các cơn đau cấp tính kèm theo sưng nóng và hết sau vài ngày.

Tuy nhiên nếu không được điều trị hoặc thay đổi lối sống thì tình trạng sẽ trở thành mãn tính. Các đầu sụn sẽ bị bào mòn, các lớp collagen bị tiêu biến. Khi đó sụn khó trượt qua nhau và khiến việc cử động trở nên khó khăn. 

Bệnh Gout làm tổn thương sụn khớp

Bệnh gout là tình trạng khớp bị viêm do lắng đọng các tinh thể urat. Những tinh thể hình kim này có khả năng phá hủy các mô liên kết và màng hoạt dịch bao quanh sụn khớp. Bệnh nhân gặp phải các cơn đau buốt, sưng đỏ. Cơn đau nhức có thể làm bạn tỉnh giấc vào giữa đêm.

Lâu dần, sự tổn thương ngày càng nghiêm trọng. Khớp bị bào mòn, biến dạng và không còn linh hoạt như trước. Đó là khi bạn cảm thấy bị cứng khớp ngón tay vào mỗi sáng và không thể thực hiện các hành động tinh vi.

Các bệnh lý hiếm gặp làm cứng khớp ngón tay

Bạn cần thận trọng hơn với triệu chứng cứng khớp ngón tay. Bởi đó có thể là sự cảnh báo của một số bệnh hiếm gặp và nghiêm trọng. Đó là: Hội chứng ống cổ tay, Lupus ban đỏ

Cứng khớp ngón tay do bệnh Lupus ban đỏ, Viêm khớp dạng thấp, Thấp khớp,... 

cung khop ngon tay nguy hiem
Nhiều bệnh lý hiếm gặp gây cứng khớp ngón tay

Những bệnh lý này có kèm theo rất nhiều triệu chứng trên toàn thân. Có thể kể đến như: nổi ban, sưng đau nhiều khớp, sốt, phù, viêm loét niêm mạc,... Vì vậy bạn cần phải chú ý để có phương pháp xử trí tốt nhất.

Cứng khớp ngón tay có nguy hiểm không?

Câu trả lời là không nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực.Tuy nhiên đa số các trường hợp thường chủ quan, bỏ qua vì nghĩ rằng không có vấn đề gì. Điều này thực sự nguy hiểm. Bởi tình trạng cứng khớp ngón tay kéo dài tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng như:

Mất dần khả năng vận động khớp 

Bởi cứng và đau khớp khiến người bệnh ngại vận động. Cộng thêm các ổ viêm ngày càng phá hủy sâu làm giảm sự linh hoạt của khớp ngón tay. Hơn 89% người bệnh không thể sử dụng ngón tay sau khoảng 10 năm từ khi có những biểu hiện đầu tiên. Điều này làm cản trở rất nhiều đối với hoạt động hằng ngày.

Sưng đau nhiều khớp khác

Từ một ổ viêm tại khớp ngón tay dẫn đến sự tổn thương của nhiều khớp xung quanh. Người bệnh có thể thấy sưng đau tại cổ tay, bả vai, đầu gối, ngón chân,... Khi đó tình trạng thực sự khó kiểm soát.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Khớp xương và tim mạch luôn có sự liên quan đến nhau. Khoảng 30% những người từng bị cứng khớp có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn so với người bình thường. Có thể kể đến như: thấp tim, viêm cơ tim,... Đây là biến chứng rất đáng ngại với những người bị cứng khớp.

cung khop ngon tay tim mach
Cứng khớp tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tim mạch

 

Do đó, khi nghe thấy tiếng lạo xạo khi cử động hoặc bị cứng khớp ngón tay buổi sáng thì bạn cần kiểm tra ngay. Phát hiện và xử lý nhanh chóng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

Điều trị cứng khớp ngón tay tại nhà

Mặc dù tiềm ẩn nhiều biến chứng nhưng bạn hoàn toàn có thể tự phục hồi khớp xương tại nhà. Hãy thay đổi lối sống để không còn lo lắng về tình trạng cứng khớp ngón tay.

Hạn chế vận động mạnh

Khớp ngón tay đang bị tổn thương, do đó bạn cần hoạt động thật nhẹ nhàng. Hạn chế làm việc nặng, hạn chế sử dụng ngón tay trong thời gian quá lâu. Đặc biệt các công việc như đánh máy tính, may vá,... thì không nên làm khi ngón tay đang bị đau. Bên cạnh đó, hãy luyện tập các bài cử động đơn giản để khớp có thời gian phục hồi.

Ăn uống lành mạnh

Thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày thực sự ảnh hưởng rất nhiều đến khớp xương. Lối sống ăn uống không lành mạnh làm kích thích quá trình viêm và bào mòn khớp xương. Do đó bạn cần hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ ngọt và hạn chế rượu bia.

Các chuyên gia khuyến cáo, một chế độ ăn thanh đạm sẽ tăng khả năng phục hồi cho khớp. Đối với người bệnh cứng khớp ngón tay, hãy ăn bổ sung nhiều rau củ và uống thêm nhiều nước.

Sử dụng dược liệu tốt cho xương khớp

Sử dụng dược liệu tự nhiên là phương pháp an toàn cho những người bị cứng khớp ngón tay. Có thể kể đến như: Vỏ cây liễu trắng, Tinh chất nghệ, Enzyme dứa,... Chúng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa rất tốt. Vì vậy có thể làm giảm sưng đau tại khớp và đặc biệt ngăn chặn quá trình cứng khớp.

Sản phẩm Ultramin được nhắc đến với sự kết hợp của cả ba loại thảo dược trên. Ngoài ra, bổ khớp Ultramin chứa phức hợp GCMAC - 5 dưỡng chất sụn khớp giúp tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp, giúp sụn khớp trượt trên nhau dễ dàng hơn, khớp cử động linh hoạt. Do đó đáp ứng sự mong đợi của người bệnh bị cứng khớp ngón tay. Kiên trì sử dụng sản phẩm bạn sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt trên ngón tay của mình. 
 

cung khop ngon tay
Bổ khớp Ultramin tốt cho người cứng khớp tay

Tập vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu hiện nay đang là phương pháp được khuyến khích cho những bệnh nhân thoái hóa khớp. Các bài tập giúp định hình lại cấu trúc và làm chậm quá trình thoái hóa.

Tóm lại, cứng khớp ngón tay có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý tại khớp mà bạn có thể chưa biết. Hãy thiết lập chế độ ăn và vận động lành mạnh để khớp mau phục hồi bạn nhé.

Xem thêm: 
Thoái hoá khớp ngón tay cái có triệu chứng gì và cách điều...
Đau nhức xương khớp kiêng ăn gì?
Chủ động phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng cho bạn và người...

Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây