Gpharmacy – Chuỗi hệ thống nhà thuốc thương hiệu Gpharmacy+

https://gpharmacy.com.vn


Đau nửa đầu bên trái nguyên nhân do đâu? Cách cải thiện tốt nhất

Đau đầu, đau nửa đầu bên trái là những cơn đau có thể xảy đến bất kỳ thời điểm vào và xảy ra với bất kỳ ai. Mặc dù tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, hiệu suất công việc suy giảm và tác động tiêu cực tới chất lượng cuộc sống của họ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái và cách cải thiện tốt nhất cho bệnh nhân.

1. Đau nửa đầu bên trái là gì?

Đau nửa đầu bên trái là tình trạng xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng nửa đầu bên trái. Cơn đau có thể lan dần lên đỉnh đầu, xuống cổ, vai và gáy của người bệnh.
Đây là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Đau nửa đầu bên trái được biết đến là một biểu hiện đặc trưng của hội chứng đau nửa đầu có tên là Migraine. Khi mắc hội chứng này người bệnh sẽ cảm thấy đau một nửa đầu, có thể đau bên trái hoặc bên phải và mang tính chất chu kỳ. 
Biểu hiện của chứng đau nửa đầu bên trái là các cơn đau tập trung tại hốc mắt trái, quanh thái dương và lan rộng xung quanh đầu. Người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng đi kèm như chóng mặt, nôn, buồn nôn, nhạy cảm hơn đối với các yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, âm thanh và mùi hương.
dau nua dau ben trai 1
Đau nửa đầu bên trái gây nhiều khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh
 

2. Nguyên nhân đau nửa đầu bên trái

Thông thường, những nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái thường không quá nghiêm trọng và rất dễ dàng khắc phục. Tuy nhiên, những cơn đau này cũng có thể xuất phát từ những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn gây ra. Do đó, cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có thể điều trị triệt để tình trạng này.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà mọi người không thể bỏ qua.

2.1. Căng thẳng, stress

Những áp lực từ học tập, công việc và từ chính cuộc sống hàng ngày đã và đang khiến cho chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều, dẫn đến não bộ thường xuyên bị căng thẳng, stress. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nửa đầu bên trái của mọi người.
Những người thường xuyên phải làm việc căng thẳng đầu óc, ngồi nhiều và tiếp xúc với máy tính nhiều như nhân viên văn phòng hay tài xế là những đối tượng dễ bị đau nửa đầu vai gáy nhất. 
Các triệu chứng thường gặp khi đau đầu do căng thẳng bao gồm:
♦ Căng cơ ở vai và cổ
♦ Các cơn đau thắt chặt có thể xuất phát ở sa hốc mắt, lan sang trán hoặc phía sau đầu
♦ Những cơn đau này thường tệ hơn vào cuối ngày

2.2. Do bệnh đau nửa đầu - Migraine

Migraine là hội chứng đau nửa đầu đi kèm theo là tình trạng đau mỏi vai gáy. Chúng xảy ra khi cơ thể của bạn mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ nhiều ngày hoặc do thay đổi thời tiết. Phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể tăng chứng đau nửa đầu nếu mắc bệnh Migraine.
Người bệnh có thể bị đau nửa đầu ở bên trái hoặc bên phải. Các cơn đau có thể dữ dội thành từng cơn và kèm theo một vài triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, nôn, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi hương.
dau nua dau ben trai 2
Đau nửa đầu Migraine là nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái
 

2.3. Do các bệnh lý tiềm ẩn

Ngoài những nguyên nhân được nêu trên thì đau nửa đầu bên trái còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác nhau. Không được chủ quan những cơn đau đầu này vì rất có thể bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe nào khác.
Thoái hóa đốt sống cổ
Khi người bệnh gặp những tổn thương hoặc bị thoái hóa ở sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống cổ, đặc biệt ở các cột sống cổ C5, C6, C7 sẽ gây ra những cơn đau đầu và đau vai.
Những cơn đau sẽ khiến người bệnh khó chịu, cử động bị hạn chế và nguy hiểm hơn là bị teo cơ hay thậm chí là tê liệt suốt đời.
Viêm màng não
Viêm màng não là một căn bệnh nguy hiểm, thường gặp hơn ở trẻ em. Bệnh dẫn tới những hậu quả nặng nề thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Biểu hiện của bệnh là sốt, đau nhức đầu, có thể kèm theo mỏi vai gáy, nôn, lú lẫn, co giật, hôn mê.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu này hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Đây là tình trạng các rễ thần kinh bị chèn ép, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu lên não, gây ra chứng đau nửa đầu bên trái.
Người bệnh khi bị đau đầu còn có thể kèm theo triệu chứng như chóng mặt, tê bì tay chân.
Ngoài ra, đau nửa đầu bên trái cũng cảnh báo nhiều bệnh lý về hệ thần kinh khác như: Viêm dây thần kinh chẩm, viêm động mạch thái dương, viêm động mạch vùng đầu và cổ, thiếu máu não, u não, đột quỵ,...
dau nua dau ben trai 3
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu và gây đau đầu
 

3. Điều trị và cải thiện đau nửa đầu vai gáy bên trái

Điều trị và cải thiện tình trạng đau nửa đầu bên trái là một vấn đề được rất nhiều người bệnh và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe quan tâm. 

3.1. Các biện pháp không dùng thuốc

Hầu hết các cơn đau nửa đầu bên trái đều lành tính, ít nguy hiểm và có thể dễ dàng khắc phục được mà không cần sử dụng thuốc. Bạn đọc có thể tham khảo một số biện pháp sau đây để giảm thiểu tình trạng này.
♦ Tập thể dục và tập yoga thường xuyên sẽ giúp giảm tần suất và cường độ của các cơn đau nửa đầu. Nên dành thời gian 30 phút mỗi ngày để tập, lưu ý tập các bài nhẹ nhàng và phù hợp với bản thân
♦ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các vitamin và khoáng chất cơ thể cần. Đặc biệt nên bổ sung Magie và vitamin B2 để cải thiện chứng đau đầu.
♦ Tránh xa đồ uống có cồn và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê
♦ Massage là một phương pháp giúp người bệnh được thư giãn tinh thần, xua tan mệt mỏi và đẩy lùi những cơn đau nửa đầu bên trái
♦ Châm cứu là một phương pháp áp dụng y học cổ truyền để hỗ trợ làm giảm các cơn đau và cải thiện bệnh
♦ Sử dụng một túi chườm nóng để chườm vào vùng sau gáy cũng giúp người bệnh được thư giãn, lưu thông máu tốt hơn và giảm đau nhanh
♦ Không nên nằm nghiêng quá lâu, gối đầu vừa phải khi ngủ, không gối quá cao tránh ảnh hưởng đến cổ và chất lượng giấc ngủ người bệnh.
dau nua dau ben trai 4
Chườm nóng giúp thư giãn và giảm đau nhanh
 

3.2. Điều trị bằng thuốc

Đau nửa đầu sẽ khiến người bệnh khó chịu, đau đớn và rất mệt mỏi. Vì thế cần có biện pháp điều trị từ sớm để hạn chế những ảnh hưởng của căn bệnh này đối với mọi người.
Nếu thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc áp dụng các biện pháp nêu trên mà chứng đau nửa đầu của bạn không suy giảm thì cần sử dụng thuốc để điều trị.
Những  nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị đau nửa đầu bao gồm:
♦ Thuốc giảm đau. Sử dụng nhóm thuốc giảm đau để giảm bớt triệu chứng và cắt cơn đau. Một số thuốc được sử dụng như nhóm giảm đau chống viêm NSAIDs (Aspirin, Ibuprofen,...), Paracetamol, thuốc giảm đau opioid,...
♦ Thuốc điều trị nguyên nhân. Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm ngăn ngừa và giảm tần suất xuất hiện của những cơn đau. Bao gồm: thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh,...
Để phòng ngừa tốt nhất, người bệnh cần bổ sung thêm các sản phẩm bổ trợ cho chức năng và hoạt động của não bộ.
Sản phẩm Ích não An Hưng của công ty dược phẩm G pharmacy+ là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang gặp vấn đề về đau nửa đầu bên trái do thiếu máu não hay căng thẳng, stress. Ginkgo biloba và feverfew extract có trong sản phẩm sẽ giúp hoạt huyết và giảm đau đầu rất hiệu quả. Thành phần Resveratrol có tác dụng chống lại các gốc tự do, làm giảm nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu ở nhiều người. Ngoài ra, viên uống ban đêm với 2 thành phần GABA và Valerian extract có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon giấc hơn. 
Bài viết trên đây là những thông tin tổng quan và hữu ích nhất về tình trạng đau nửa đầu bên trái. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chứng bệnh này để có cho mình những cách chăm sóc bản thân và cải thiện bệnh tốt nhất.
Chào bạn! Chúng tôi là G Pharmacy+ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chủ động. Chúng tôi cung cấp thông tin và giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho bạn và gia đình. Để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi hãy tải ngay App G pharmacy+ tại App Store , CH Play.
Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ hotline: 1900 638 315 hoặc 0981 110 951
Trân trọng!
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây